nhà lấn chiếm kênh rạch
Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Trần Vĩnh Tuyến (trái) khảo sát vị trí lấn chiếm
rạch Nò, huyện Nhà Bè. Ảnh: Tân Phú

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Tp.HCM cho biết, tính đến thời điểm giữa tháng 7/2016, thành phố còn 59 trường hợp xây dựng lấn chiếm cửa xả thoát nước. Riêng đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) đã có 5 cửa xả bị lấn chiếm, bị xả rác rất nhiều gây tắc nghẽn dòng chảy.

Làm việc tại UBND quận 7, ông Tuyến cho biết, mới đi một địa điểm đã thấy các hệ thống thoát nước có sẵn đều bị lấn chiếm. Đi sâu vào pháp lý không hiểu vì sao lại có nơi được cấp giấy chứng nhận. Việc lấn chiếm khiến không duy tu được nên gây ngập thêm nặng. Nếu cứ lo đi nâng đường, mà hệ thống thoát nước hiện hữu bị lấn chiếm, thậm chí có bao che trong hợp thức hóa thì không thể giải quyết hết ngập được. Khi nào giải quyết được bài toán kênh rạch thông thoáng thì sẽ giải quyết cơ bản vấn đề ngập nước ở thành phố.

Theo ông Tuyến, hiện trên địa bàn Tp.HCM có gần 20.000 căn nhà lấn chiếm kênh rạch. Đây là một tồn tại trong quá trình phát triển và quản lý đô thị, vì việc lấn chiếm xảy ra trong rất nhiều giai đoạn và nhiều thời điểm khác nhau. Hiện nay, dù khó mức độ nào thì thành phố cũng phải giải quyết đồng bộ để khôi phục lại các hệ thống kênh rạch thoát nước tự nhiên.

Trọng tâm vẫn là giải tỏa nhà lấn chiếm trên kênh rạch, gây cản trở hệ thống thoát nước. Ông Tuyến nhấn mạnh, kế hoạch đặt ra trong vòng 5 năm tới là sẽ giải tỏa trên 90% nhà lấn chiếm kênh rạch.

Theo tính toán của Tp.HCM, nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng đô thị từ nay đến năm 2025 là 1 triệu tỷ đồng, trong đó có việc giải tỏa nhà trên kênh rạch, giải quyết chống ngập. Vị này yêu cầu các quận, huyện phải giữ hệ thống thoát nước tự nhiên cho tốt trước khi xin đầu tư xây dựng mới.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME