Tp.HCM: Không giải quyết bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất quốc lộ 13
Vừa qua, Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân đã có kết luận chỉ đạo đối với những sai sót liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận và chuyển nhượng mặt bằng số 327C/4 quốc lộ 13 phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức (Tp.HCM).
Do đây là khu đất Nhà nước trực tiếp quản lý, đơn vị sử dụng phải ký hợp đồng thuê với Nhà nước nên Chủ tịch Lê Hoàng Quân chỉ đạo không giải quyết bồi thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi thực hiện dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài.
Theo hồ sơ vụ việc, năm 1994 khu đất và tài sản trên đất tại địa chỉ 327C/4 quốc lộ 13 được Liên hiệp Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu huyện Thủ Đức bàn giao cho Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp và đầu tư TPHCM (Công ty IMEXCO) để cấn trừ nợ.
Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND TP cấp một năm sau đó, khu đất này gồm 2.134m² thuộc diện thuê đất theo Nghị định 18/CP ngày 13/2/1995 của Chính phủ, 436m² thuộc quyền sử dụng của Nhà nước khi mở rộng quốc lộ 13. Tuy nhiên, do sai sót trong việc tham mưu, đề xuất của Sở Nhà đất, năm 1997 UBND TP đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với khu đất trên cho Công ty IMEXCO, thay vì chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xưởng.
Lợi dụng sai sót trên, cuối năm 2004 Công ty IMEXCO đã bán mặt bằng 327C/4 quốc lộ 13 cho bà Huỳnh Thị Ngọc Thoa với giá rẻ bất ngờ: 1,7 tỷ đồng (thấp hơn mức giá bán chỉ đạo 1,72 tỷ đồng mà Công ty IMEXCO được mua vào thời điểm năm 1994). Không chỉ được mua với giá quá ưu đãi một cách khó hiểu, bà Thoa còn được ưu tiên cho trả chậm: 1 tỷ đồng trả ngay, 700 triệu đồng còn lại đến tháng 7/2010 mới thanh toán.
Có được khu đất, bà Thoa lập tức bán lại cho ông Nguyễn Phát Đạt với giá hơn 8,5 tỷ đồng. Nhưng do Công ty IMEXCO chưa hoàn tất thủ tục thuê đất với Sở Tài nguyên – Môi trường nên việc sang tên khu đất cho bà Thoa không thực hiện được, từ đó bà Thoa cũng không có cơ sở pháp lý để sang tên cho ông Đạt, vì thế quan hệ chuyển nhượng bất hợp pháp giữa các bên bị hủy bỏ. Tuy nhiên, sau đó ông Đạt đổi ý, ký hợp đồng (lập bằng giấy tay) tiếp tục mua khu đất trên từ bà Thoa.
Theo Thanh tra Tp.HCM, việc ông Đạt chấp nhận mua khu đất 327C/4 quốc lộ 13 dù biết rõ tình trạng pháp lý khu đất là do ông nhắm đến số tiền bồi thường theo giá đất ở khi Nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài; tất cả diễn biến trong việc mua bán giữa Công ty IMEXCO với bà Thoa, giữa bà Thoa với ông Đạt đều là giao dịch dân sự không có giá trị pháp lý.
Theo ý kiến của Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, việc chuyển nhượng mặt bằng giữa các bên nêu trên là quan hệ dân sự, nếu có tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Theo hồ sơ vụ việc, năm 1994 khu đất và tài sản trên đất tại địa chỉ 327C/4 quốc lộ 13 được Liên hiệp Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu huyện Thủ Đức bàn giao cho Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp và đầu tư TPHCM (Công ty IMEXCO) để cấn trừ nợ.
Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND TP cấp một năm sau đó, khu đất này gồm 2.134m² thuộc diện thuê đất theo Nghị định 18/CP ngày 13/2/1995 của Chính phủ, 436m² thuộc quyền sử dụng của Nhà nước khi mở rộng quốc lộ 13. Tuy nhiên, do sai sót trong việc tham mưu, đề xuất của Sở Nhà đất, năm 1997 UBND TP đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với khu đất trên cho Công ty IMEXCO, thay vì chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xưởng.
Lợi dụng sai sót trên, cuối năm 2004 Công ty IMEXCO đã bán mặt bằng 327C/4 quốc lộ 13 cho bà Huỳnh Thị Ngọc Thoa với giá rẻ bất ngờ: 1,7 tỷ đồng (thấp hơn mức giá bán chỉ đạo 1,72 tỷ đồng mà Công ty IMEXCO được mua vào thời điểm năm 1994). Không chỉ được mua với giá quá ưu đãi một cách khó hiểu, bà Thoa còn được ưu tiên cho trả chậm: 1 tỷ đồng trả ngay, 700 triệu đồng còn lại đến tháng 7/2010 mới thanh toán.
Có được khu đất, bà Thoa lập tức bán lại cho ông Nguyễn Phát Đạt với giá hơn 8,5 tỷ đồng. Nhưng do Công ty IMEXCO chưa hoàn tất thủ tục thuê đất với Sở Tài nguyên – Môi trường nên việc sang tên khu đất cho bà Thoa không thực hiện được, từ đó bà Thoa cũng không có cơ sở pháp lý để sang tên cho ông Đạt, vì thế quan hệ chuyển nhượng bất hợp pháp giữa các bên bị hủy bỏ. Tuy nhiên, sau đó ông Đạt đổi ý, ký hợp đồng (lập bằng giấy tay) tiếp tục mua khu đất trên từ bà Thoa.
Theo Thanh tra Tp.HCM, việc ông Đạt chấp nhận mua khu đất 327C/4 quốc lộ 13 dù biết rõ tình trạng pháp lý khu đất là do ông nhắm đến số tiền bồi thường theo giá đất ở khi Nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài; tất cả diễn biến trong việc mua bán giữa Công ty IMEXCO với bà Thoa, giữa bà Thoa với ông Đạt đều là giao dịch dân sự không có giá trị pháp lý.
Theo ý kiến của Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, việc chuyển nhượng mặt bằng giữa các bên nêu trên là quan hệ dân sự, nếu có tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet