Tuy nhiên, những bất động sản không có giấy chứng nhận chủ quyền luôn khiến người mua gặp phải rủi ro nếu đất đai nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch.

Tp.HCM: Những hệ lụy của việc mua nhà bằng giấy tay | ảnh 1

Sau thời gian tích cóp, dành dụm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga (ngụ Bình Chánh) có trong tay 300 triệu đồng. Nghe bạn bè giới thiệu, anh chị tìm được một căn nhà khá ưng ý ở xã Bình Hưng (Bình Chánh). Tìm hiểu, được gia chủ trưng ra vài tờ giấy mua bán nhà viết tay đã qua mấy đời chủ và cho biết nếu chị đồng ý với cách thức mua bán này, có người hàng xóm làm chứng ký tên, thì họ sẽ bớt cho 10 triệu đồng. Dù biết sẽ gặp nhiều rủi ro nhưng do tài chính eo hẹp, lại thêm nhu cầu cấp bách về nhà ở nên chị Nga đồng ý mua. Thủ tục diễn ra nhanh không ngờ, chỉ cần một tờ hợp đồng đặt cọc và khi giao đủ tiền thì ký vào giấy mua bán nhà do một “cò” đưa để hai bên ghi các thông tin cá nhân vào và ký tên.

Nghe chúng tôi đặt tình huống nếu mua nhà giấy tay nhưng nằm trong diện giải tỏa thì hậu quả sẽ ra sao, chị Nga cho biết: “Gặp rủi ro thì mình phải chịu vì đã liều mua loại nhà như thế này. Tiền bạc eo hẹp, có căn nhà 40 mét vuông để không phải mất tiền thuê hàng tháng là mừng rồi”. Cách nghĩ đơn giản như chị Nga không phải là ít. Tuy nhiên rất nhiều người không có may mắn “cắm chốt” lâu dài mà chỉ ở được vài năm là phải giải tỏa dành chỗ cho các công trình công cộng.

Thời gian qua, tại một số quận như Q7, Q8 có những công trình giải tỏa nhà ven kênh rạch. Theo đó, hàng chục căn nhà lấn chiếm kênh rạch hay cơi nới thêm diện tích bất hợp pháp đều bị giải tỏa trắng. Đây là những hộ tạm trú, vì hoàn cảnh khó khăn nên sau khi tiết kiệm được ít tiền thường tìm đến những nơi này mua nhà.

Ông Trần Văn Thanh (ngụ Q8) cho biết, trước đây ông có nhà ở P5 nhưng lại thuộc diện giải tỏa. Sau khi nhận ít tiền đền bù, ông tìm đến nơi giá nhà đất còn thấp mua căn khác ở. Dù biết là đất lấn chiếm, mua bán bằng giấy tay nhưng một phần nghe lời ngon ngọt của các “cò” nhà đất, phần vì “túng làm liều” nên gia đình ông hiện phải đối mặt trước tình huống khó khăn là nhà có nguy cơ giải tỏa trắng vì phần đất ông đang ở không được pháp luật công nhận.
 
Trường hợp như chị Nga, ông Thanh không phải là hiếm mà theo ông Trần Tân - một người kinh doanh nhà đất lâu năm tại Tp.HCM, hiện trên thị trường bất động sản đang có khoảng 30% số người mua bán nhà bằng giấy tay. Một cán bộ địa chính phường tại Q. Gò Vấp cho biết người dân mua nhà giấy tờ tay, nhất là mua phải đất lấn chiếm kênh rạch, lấn chiếm đất công... thì con đường hợp thức hóa nhà đất sẽ rơi vào ngõ cụt và chính quyền cũng không thể linh hoạt áp dụng bất cứ điều khoản chính sách pháp luật nào để giải quyết khi xảy ra giải tỏa. Tình trạng này hiện phổ biến tại các quận, huyện: 7, 8, 12, Gò Vấp, Tân Phú, Nhà Bè, Hóc Môn...

Theo các luật sư, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, tránh thiệt hại khi có tranh chấp, giải tỏa nhà đất, người mua chỉ nên giao dịch mua bán, chuyển nhượng với người đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần tìm hiểu đất ấy có nằm trong quy hoạch, đền bù giải tỏa, có ai tranh chấp quyền sử dụng không. Phải giao dịch, ký kết hợp đồng với chính người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được ký kết tại UBND phường, xã nơi có đất chuyển nhượng được chủ tịch UBND chứng nhận hoặc tại phòng công chứng có công chứng viên xác nhận.

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên tránh việc hai bên làm giấy tay với nhau không được cơ quan thẩm quyền chứng nhận. Nếu có tranh chấp trong trường hợp này, hợp đồng mua bán sẽ vô hiệu về hình thức, quyền lợi các bên không được bảo đảm. Đối với những căn nhà xây dựng không phép trên đất không phù hợp quy hoạch, thì chính quyền áp dụng Nghị định 126/2004 buộc phải tháo dỡ.

(Theo CATPHCM)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME