Tp.HCM: Quy hoạch thiếu đồng bộ, chỉ khổ dân vùng ven
Những năm gần đây, vùng ven thành phố hầu như không còn đất canh tác, thay vào đó là những khu dân cư mới mọc lên như nấm.
Đây cũng là hướng phát triển theo chủ trương dãn dân của thành phố. Tuy nhiên, do thiếu đồng bộ trong quy hoạch xây dựng và hệ thống thoát nước nên những khu dân cư mới này đang lâm vào tình trạng ngập lụt thường xuyên.
Còn ở khu dân cư Sông Đà thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM, được xem là nơi ở lý tưởng, muốn có một suất đất nền để làm nhà phải tốn nhiều tỉ đồng thì nay những người sống ở đây lại đang muốn bỏ chạy. Nguyên nhân cũng chỉ vì nạn ngập nước. Người dân ở đây gọi khu vực mình ở là “khu nước nổi”.
Cách đây khoảng bốn năm, chị Trương Thanh Hằng, chủ một căn nhà trên đường số 14 (trong khu dân cư Sông Đà) đã phải bỏ ra 4 tỉ đồng để mua miếng đất đang ở. Khi xây nhà, chị cố tình làm cao hơn mặt đường khoảng nửa mét nên tránh được nước vào nhà mỗi khi có triều cường. Ba tháng trở lại đây, tuyến đường trước nhà được ban quản lý khu dân cư bất ngờ cho nâng cao thêm 1,5m, thế là nhà chị bị thụt sâu xuống, trông chả giống ai. Tất nhiên, sau khi có đường mới, nhà chị đã trở thành cái ao nhỏ. Những căn nhà dù nhỏ hay to trong khu vực này cũng đều chung cảnh ngộ như nhà chị Hằng. Thường thì mỗi tháng các tuyến đường vào khu vực này cũng như các khu dân cư mới khác xung quanh các tuyến đường 21, 23, 25, 27… (từ đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức rẽ vào) phải chịu cảnh ngập lụt khoảng mười lần.
Ở các quận ven khác như quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân… tình trạng ngập do mưa và triều cường cũng diễn ra thường xuyên hơn so với các năm trước.
Thành phố đã có nhiều dự án để chống ngập cho vùng ven. Đơn cử, để cứu khu dân cư Bàu Cát, thành phố đang đẩy nhanh dự án nâng cấp, cải tạo kênh Tân Hoá – Lò Gốm. Đối với khu dân cư Sông Đà (Thủ Đức), thành phố đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn – đơn vị quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước) phải khắc phục.
Xung quanh tuyến đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9), đường số 48, trung tâm Chống ngập đã tạm thời làm đường thoát nước từ đường xuống cống 600mm dẫn xuống con kênh phía sau tuyến đường... Ông Long nhấn mạnh: “Đó chỉ là những giải pháp tạm thời. Để giải quyết dứt điểm tình trạng ngập ở các khu dân cư mới xung quanh hai tuyến đường trên thì phải đợi dự án nâng cấp mở rộng hai tuyến đường này hoàn thành. Tôi được biết những dự án mở rộng, nâng cấp hai tuyến đường trên đều đã được phê duyệt, còn chuyện bao giờ khởi công thì tôi không biết”.
Cũng theo ông Long, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt ngày càng nhiều ở các khu dân cư mới khu vực ven thành phố là do thiếu đồng bộ trong quy hoạch xây dựng và hệ thống thoát nước và đó là chuyện của quá khứ. “Hiện nay thành phố nói riêng và trung tâm Chống ngập nói chung đang ra sức khắc phục sự thiếu đồng bộ trên. Việc này đòi hỏi phải có thời gian”, ông Long chia sẻ.
Ở các khu đô thị mới vùng ven, cuộc đua nâng nhà – nâng đường cũng đang diễn ra quyết liệt. Ảnh: Từ An |
Bi kịch các khu dân cư mới
Cách đây khoảng 15 năm, Bàu Cát vẫn còn là những ruộng nước để hoang, là khu ven đô xa xôi. Nhưng nay, nơi đây đã trở thành khu vực sầm uất, nhà cửa hiện đại, san sát. Nhiều người qua khu vực này cảm thấy thèm muốn có được một căn ở đây để an cư. Nhưng ít ai biết rằng, không ít gia đình đang sống ở đây đã phải bán rẻ ngôi nhà mình đang sống vì không chịu nổi cái cảnh nước ngập ngang xe, phải lội bì bõm mỗi khi mưa xuống.Còn ở khu dân cư Sông Đà thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM, được xem là nơi ở lý tưởng, muốn có một suất đất nền để làm nhà phải tốn nhiều tỉ đồng thì nay những người sống ở đây lại đang muốn bỏ chạy. Nguyên nhân cũng chỉ vì nạn ngập nước. Người dân ở đây gọi khu vực mình ở là “khu nước nổi”.
Cách đây khoảng bốn năm, chị Trương Thanh Hằng, chủ một căn nhà trên đường số 14 (trong khu dân cư Sông Đà) đã phải bỏ ra 4 tỉ đồng để mua miếng đất đang ở. Khi xây nhà, chị cố tình làm cao hơn mặt đường khoảng nửa mét nên tránh được nước vào nhà mỗi khi có triều cường. Ba tháng trở lại đây, tuyến đường trước nhà được ban quản lý khu dân cư bất ngờ cho nâng cao thêm 1,5m, thế là nhà chị bị thụt sâu xuống, trông chả giống ai. Tất nhiên, sau khi có đường mới, nhà chị đã trở thành cái ao nhỏ. Những căn nhà dù nhỏ hay to trong khu vực này cũng đều chung cảnh ngộ như nhà chị Hằng. Thường thì mỗi tháng các tuyến đường vào khu vực này cũng như các khu dân cư mới khác xung quanh các tuyến đường 21, 23, 25, 27… (từ đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức rẽ vào) phải chịu cảnh ngập lụt khoảng mười lần.
Ở các quận ven khác như quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân… tình trạng ngập do mưa và triều cường cũng diễn ra thường xuyên hơn so với các năm trước.
Dự án chống ngập có nhưng...
Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Đỗ Tấn Long, trưởng phòng điều hành các chương trình chống ngập (thuộc trung tâm Điều hành các chương trình chống ngập Tp.HCM), cho rằng, ngập ở các tuyến đường xung quanh các khu dân cư mới như Phú Mỹ Hưng, Bàu Cát là do trong quá trình xây dựng, các kênh nhánh, ruộng rau – nơi chứa nước trước đây bị san phẳng để xây nhà, làm đường. Một nguyên nhân khác là vào thời điểm hình thành các khu đô thị mới trên chưa có quy định “khi san lấp 1m² mặt nước thì phải trả lại 1,2m² hồ như hiện nay”.Thành phố đã có nhiều dự án để chống ngập cho vùng ven. Đơn cử, để cứu khu dân cư Bàu Cát, thành phố đang đẩy nhanh dự án nâng cấp, cải tạo kênh Tân Hoá – Lò Gốm. Đối với khu dân cư Sông Đà (Thủ Đức), thành phố đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn – đơn vị quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước) phải khắc phục.
Xung quanh tuyến đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9), đường số 48, trung tâm Chống ngập đã tạm thời làm đường thoát nước từ đường xuống cống 600mm dẫn xuống con kênh phía sau tuyến đường... Ông Long nhấn mạnh: “Đó chỉ là những giải pháp tạm thời. Để giải quyết dứt điểm tình trạng ngập ở các khu dân cư mới xung quanh hai tuyến đường trên thì phải đợi dự án nâng cấp mở rộng hai tuyến đường này hoàn thành. Tôi được biết những dự án mở rộng, nâng cấp hai tuyến đường trên đều đã được phê duyệt, còn chuyện bao giờ khởi công thì tôi không biết”.
Cũng theo ông Long, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt ngày càng nhiều ở các khu dân cư mới khu vực ven thành phố là do thiếu đồng bộ trong quy hoạch xây dựng và hệ thống thoát nước và đó là chuyện của quá khứ. “Hiện nay thành phố nói riêng và trung tâm Chống ngập nói chung đang ra sức khắc phục sự thiếu đồng bộ trên. Việc này đòi hỏi phải có thời gian”, ông Long chia sẻ.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet