Tp.HCM: Vì sao trong sân bay có sân golf?
Như thông tin đã đưa, một dự án có quy mô lớn bao gồm sân golf, khách sạn 5 sao, nhà hàng, khu TDTT, khu biệt thự, căn hộ cao cấp, trường học... đang được xây dựng trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (Tp.HCM).
>>Tp.HCM: Khu sân bay Tân Sơn Nhất có sân golf 111ha
Sau thông tin “Khu sân bay Tân Sơn Nhất có sân golf 111ha” (Tuổi Trẻ ngày 24-6) làm nhiều người ngạc nhiên: Vì sao lại sử dụng đất tại khu sân bay lớn nhất nước xây dựng sân golf?.
Chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Văn Tĩnh - phó chủ tịch thường trực HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Long Biên, chủ đầu tư dự án trên. Ông Tĩnh nói:
Dự án khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình, Tp.HCM) đã được nghiên cứu từ năm 2006 và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2007. Hiện dự án đã được UBND Q.Tân Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và chúng tôi đang tổ chức thi công, đào lắp xây dựng các đường golf. Dự kiến đến giữa năm 2013 hoàn thành toàn bộ dự án. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 300 triệu USD (khoảng 6.000 tỉ đồng).
Thưa ông, không ít ý kiến băn khoăn vì sao chủ đầu tư lại chọn khu vực sân bay để làm dự án mà không phải là nơi khác?
Khu đất trên do Bộ Quốc phòng đang quản lý và để trống từ nhiều năm qua. Việc đề xuất đầu tư vào khu đất trên có nhiều lý do. Trước hết, chúng tôi muốn khai thác hiệu quả quỹ đất có vị trí khá tốt này và tạo thêm mảng xanh cho TP. Đồng thời khi đưa vào hoạt động dự án sẽ góp phần thu hút khách du lịch, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách và các doanh nghiệp đang đầu tư tại VN. Dự án cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho TP.HCM, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 500 lao động...
Quá trình xây dựng cũng như hoạt động liệu có ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay vì toàn bộ khu vực làm dự án đều thuộc vùng bay của sân bay Tân Sơn Nhất. Dự án có phải giải tỏa các hộ dân?
Chúng tôi cũng hiểu đây là “vùng nhạy cảm”, chính vì điều này mà dự án đã được nghiên cứu rất kỹ, kéo dài trong năm năm qua. Quá trình lập dự án chúng tôi đã lấy ý kiến tất cả các cơ quan liên quan như Bộ Quốc phòng, đơn vị quản lý sân bay Tân Sơn Nhất, cơ quan chức năng Tp.HCM...
Thực tế khu đất làm dự án nằm song song và có khoảng cách an toàn so với đường băng của sân bay. Chúng tôi khẳng định quá trình triển khai cũng như hoạt động của dự án sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hoạt động của sân bay Tân Sơn Nhất.
Tất cả diện tích thuộc dự án hiện do Bộ Quốc phòng quản lý nên khi triển khai dự án không phải giải tỏa hộ dân nào.
Theo quy hoạch được duyệt, ngoài sân golf còn có các khu nhà ở (biệt thự, chung cư, khách sạn cao cấp, trường học...). Xin hỏi vậy chức năng chính của dự án là sân golf hay là kinh doanh nhà ở?
Theo quy hoạch, diện tích toàn bộ dự án khoảng 157ha, trong đó phần sân golf là 111ha. Để phục vụ khách chơi golf phải có các dịch vụ kèm theo, trong đó có nhà ở và phần diện tích này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6,2% (hơn 9,7ha) trong tổng diện tích dự án.
Chúng tôi dự kiến xây dựng 54 căn biệt thự, tám lô chung cư với 1.000 căn hộ, một khách sạn 5 sao, tất cả đều cho thuê, không bán. Đối với cụm trường học mẫu giáo, cấp I, II ngoài phục vụ dự án còn đáp ứng chỗ học cho các hộ dân xung quanh khu vực này. Thời gian thuê đất trong vòng 50 năm.
Bên cạnh việc đầu tư cho giao thông nội bộ dự án, chúng tôi cũng đề xuất xây dựng hai tuyến đường mới, vừa phục vụ dự án vừa phục vụ người dân khu vực: Một tuyến đường nối từ nút giao thông Trường Sơn đến đường Tân Sơn (Q.Gò Vấp) dài khoảng 3km, gần như chạy song song với đường Quang Trung hiện hữu. Khi đi vào hoạt động sẽ giảm bớt áp lực lưu thông trên đường Quang Trung. Mặt khác mở thêm đoạn đường mới, nối từ đường Tân Sơn hiện hữu đến đường Phạm Văn Bạch (dài khoảng 500m).
Sau thông tin “Khu sân bay Tân Sơn Nhất có sân golf 111ha” (Tuổi Trẻ ngày 24-6) làm nhiều người ngạc nhiên: Vì sao lại sử dụng đất tại khu sân bay lớn nhất nước xây dựng sân golf?.
Chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Văn Tĩnh - phó chủ tịch thường trực HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Long Biên, chủ đầu tư dự án trên. Ông Tĩnh nói:
Ông Trần Văn Tĩnh |
Thưa ông, không ít ý kiến băn khoăn vì sao chủ đầu tư lại chọn khu vực sân bay để làm dự án mà không phải là nơi khác?
Khu đất trên do Bộ Quốc phòng đang quản lý và để trống từ nhiều năm qua. Việc đề xuất đầu tư vào khu đất trên có nhiều lý do. Trước hết, chúng tôi muốn khai thác hiệu quả quỹ đất có vị trí khá tốt này và tạo thêm mảng xanh cho TP. Đồng thời khi đưa vào hoạt động dự án sẽ góp phần thu hút khách du lịch, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách và các doanh nghiệp đang đầu tư tại VN. Dự án cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho TP.HCM, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 500 lao động...
Quá trình xây dựng cũng như hoạt động liệu có ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay vì toàn bộ khu vực làm dự án đều thuộc vùng bay của sân bay Tân Sơn Nhất. Dự án có phải giải tỏa các hộ dân?
Được xây tối đa tới 12 tầngThông tin từ UBND Q.Tân Bình cho biết toàn bộ khu sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích hơn 820ha, bao gồm cả khu đất 157ha quy hoạch dự án khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất.Phía đông dự án trên giáp đất quốc phòng do Trung tâm 72 quản lý và khu đất thuộc sư đoàn 367. Phía tây giáp đất quốc phòng do sư đoàn 367, sư đoàn 370 quản lý và đường Tân Sơn. Phía nam khu đất giáp đất quốc phòng do sư đoàn 367 quản lý. Phía bắc giáp tường rào nhà máy Mercedes và Isuzu trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp). Trong tổng số 157ha đất dự án có hơn 132ha đất sân golf và công trình phụ trợ gồm: sân golf (111ha - số tròn), hồ nước (14,7ha), đất xây dựng câu lạc bộ golf (3ha), nhà tập golf (2,6ha); đất công trình công cộng gần 7ha gồm: khách sạn, nhà hàng, đất xây dựng cụm trường học (3ha); đất khu nhà ở cho thuê 9,7ha gồm: khu căn hộ (4,87ha), khu biệt thự (4,87ha); đất giao thông 7,8ha... Về chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc: Mật độ xây dựng từ 3,5-4%, tầng cao xây dựng tối đa 12 tầng. Tổng cộng có 36 đường golf. |
Thực tế khu đất làm dự án nằm song song và có khoảng cách an toàn so với đường băng của sân bay. Chúng tôi khẳng định quá trình triển khai cũng như hoạt động của dự án sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hoạt động của sân bay Tân Sơn Nhất.
Tất cả diện tích thuộc dự án hiện do Bộ Quốc phòng quản lý nên khi triển khai dự án không phải giải tỏa hộ dân nào.
Theo quy hoạch được duyệt, ngoài sân golf còn có các khu nhà ở (biệt thự, chung cư, khách sạn cao cấp, trường học...). Xin hỏi vậy chức năng chính của dự án là sân golf hay là kinh doanh nhà ở?
Theo quy hoạch, diện tích toàn bộ dự án khoảng 157ha, trong đó phần sân golf là 111ha. Để phục vụ khách chơi golf phải có các dịch vụ kèm theo, trong đó có nhà ở và phần diện tích này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6,2% (hơn 9,7ha) trong tổng diện tích dự án.
Chúng tôi dự kiến xây dựng 54 căn biệt thự, tám lô chung cư với 1.000 căn hộ, một khách sạn 5 sao, tất cả đều cho thuê, không bán. Đối với cụm trường học mẫu giáo, cấp I, II ngoài phục vụ dự án còn đáp ứng chỗ học cho các hộ dân xung quanh khu vực này. Thời gian thuê đất trong vòng 50 năm.
Bên cạnh việc đầu tư cho giao thông nội bộ dự án, chúng tôi cũng đề xuất xây dựng hai tuyến đường mới, vừa phục vụ dự án vừa phục vụ người dân khu vực: Một tuyến đường nối từ nút giao thông Trường Sơn đến đường Tân Sơn (Q.Gò Vấp) dài khoảng 3km, gần như chạy song song với đường Quang Trung hiện hữu. Khi đi vào hoạt động sẽ giảm bớt áp lực lưu thông trên đường Quang Trung. Mặt khác mở thêm đoạn đường mới, nối từ đường Tân Sơn hiện hữu đến đường Phạm Văn Bạch (dài khoảng 500m).
Khi có yêu cầu phải trả lại đất, không bồi hoànTrong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2007, Bộ Quốc phòng cho biết các công trình theo đề xuất của chủ đầu tư và chỉ tiêu quy hoạch phù hợp với phương án kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt; đáp ứng các quy định về tĩnh không sân bay, đảm bảo an toàn cho các hoạt động bình thường của sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ Quốc phòng đề xuất Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng các công trình phụ trợ cho sân golf như khách sạn, biệt thự, chung cư, trường đào tạo năng khiếu golf...Công văn nêu: Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo chủ đầu tư triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả dự án, quản lý chặt chẽ các khu đất và sẵn sàng khôi phục sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng khi cần thiết. Trước đó, trong công văn gửi các bộ liên quan và UBND Tp.HCM, Thủ tướng Chính phủ lưu ý: Chủ đầu tư phải thuê đất và nộp tiền thuê đất theo quy định. Trường hợp Nhà nước cần thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng thì chủ đầu tư dự án phải trả lại diện tích đất quốc phòng mà không được yêu cầu bồi hoàn. |
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet