Tranh chấp vì chung nhau bức tường
Giấy chủ quyền ghi tường riêng nhưng thực tế đo đạc là tường chung, đó là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều vụ tranh chấp đất đai.
Tháng 5/2012, ông Bạch Nam Tiến mua lại căn nhà 71/2/115 Nguyễn Bặc thuộc phường 3, quận Tân Bình (Tp.HCM) và đã hoàn tất thủ tục sang tên vào đầu tháng 7/2012. Sau đó, ông đến UBND phường nộp giấy đăng ký sửa chữa nhà.
Tại khu vực bếp nhà ông Tiến, khi đục tường lắp đặt ống nước thì những người thợ đã làm thủng tường một lỗ nhỏ. Cho rằng ông Tiến đã làm ảnh hưởng một phần tường của mình, người chủ nhà tiếp giáp đã khiếu nại và thanh tra xây dựng phường đã đến lập biên bản, yêu cầu ông Tiến ngừng thi công để khắc phục hậu quả. Đến giữa tháng 9-2012, UBND phường ra quyết định đình chỉ việc thi công của ông Tiến. Không đồng ý với việc đình chỉ này, ông Tiến đã đề nghị phường, quận xem xét lại việc chủ nhà cạnh bên xây tường lấn vào phần diện tích đất của nhà ông.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của đại diện Phòng Quản lý Đô thị và Phòng Tài nguyên và Môi trường quận ghi nhận: Trên giấy chủ quyền nhà, đất của ông Tiến thể hiện tường nhà ông là tường riêng nhưng qua kiểm tra thực tế thì đây là tường chung được chính quyền xây dựng cấp cho tám nhà tình thương từ năm 1986.
Kéo thước dây đo, PV nhận thấy chiều rộng căn nhà ông Tiến là 3,7 m. Để có đủ chiều rộng theo như giấy chủ quyền đã ghi là 3,8 m thì phải bao gồm bức tường bị thủng. Về phía nhà kế bên, người chủ cho biết khi đo bằng thước điện tử lẫn thước dây, đoàn kiểm tra quận, phường đều xác định chiều rộng lọt lòng căn nhà của bà là 3,6 m (chưa tính hai vách tường). Giấy chủ quyền nhà đất của bà ghi chiều rộng là 3,6 m và không có ghi nhận gì về phần diện tích sử dụng chung. Người này muốn ông Tiến khắc phục những chỗ hư hỏng và xây dựng tường riêng để không làm ảnh hưởng lẫn nhau.
Bà Đặng Thị Ánh Loan, Chủ tịch UBND phường 3 (quận Tân Bình), cho biết: “Đối với tranh chấp liên quan đến việc sửa chữa nhà của ông Tiến, phường sẽ mời hai bên lên hòa giải, nếu không thành thì đề nghị các bên nộp đơn đến tòa, khi nào vụ việc được giải quyết xong thì ông Tiến mới được tiếp tục thi công. Phường cũng kiến nghị quận xem xét, điều chỉnh giấy chủ quyền của hai nhà cho phù hợp thực tế”.
Ông Trương Công Định, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Tân Bình, cho biết: “Giấy chủ quyền nhà đất khi cấp cho người dân luôn thể hiện phần diện tích riêng mà họ sở hữu phủ bì (đo từ mép ngoài của bức tường nếu đã có nhà). Khi người dân muốn xây dựng tường dày hay mỏng thì phần tường này đều nằm trong phần diện tích riêng của mỗi người không làm ảnh hưởng tới diện tích đất của người khác. Về việc tranh chấp tường chung, riêng của ông Tiến, văn phòng sẽ cử người xuống kiểm tra, xác minh để có cơ sở giải quyết”.
Tại khu vực bếp nhà ông Tiến, khi đục tường lắp đặt ống nước thì những người thợ đã làm thủng tường một lỗ nhỏ. Cho rằng ông Tiến đã làm ảnh hưởng một phần tường của mình, người chủ nhà tiếp giáp đã khiếu nại và thanh tra xây dựng phường đã đến lập biên bản, yêu cầu ông Tiến ngừng thi công để khắc phục hậu quả. Đến giữa tháng 9-2012, UBND phường ra quyết định đình chỉ việc thi công của ông Tiến. Không đồng ý với việc đình chỉ này, ông Tiến đã đề nghị phường, quận xem xét lại việc chủ nhà cạnh bên xây tường lấn vào phần diện tích đất của nhà ông.
Tranh chấp xảy ra do bức tường chung nằm trong phần diện tích riêng của ông Tiến. |
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của đại diện Phòng Quản lý Đô thị và Phòng Tài nguyên và Môi trường quận ghi nhận: Trên giấy chủ quyền nhà, đất của ông Tiến thể hiện tường nhà ông là tường riêng nhưng qua kiểm tra thực tế thì đây là tường chung được chính quyền xây dựng cấp cho tám nhà tình thương từ năm 1986.
Kéo thước dây đo, PV nhận thấy chiều rộng căn nhà ông Tiến là 3,7 m. Để có đủ chiều rộng theo như giấy chủ quyền đã ghi là 3,8 m thì phải bao gồm bức tường bị thủng. Về phía nhà kế bên, người chủ cho biết khi đo bằng thước điện tử lẫn thước dây, đoàn kiểm tra quận, phường đều xác định chiều rộng lọt lòng căn nhà của bà là 3,6 m (chưa tính hai vách tường). Giấy chủ quyền nhà đất của bà ghi chiều rộng là 3,6 m và không có ghi nhận gì về phần diện tích sử dụng chung. Người này muốn ông Tiến khắc phục những chỗ hư hỏng và xây dựng tường riêng để không làm ảnh hưởng lẫn nhau.
Bà Đặng Thị Ánh Loan, Chủ tịch UBND phường 3 (quận Tân Bình), cho biết: “Đối với tranh chấp liên quan đến việc sửa chữa nhà của ông Tiến, phường sẽ mời hai bên lên hòa giải, nếu không thành thì đề nghị các bên nộp đơn đến tòa, khi nào vụ việc được giải quyết xong thì ông Tiến mới được tiếp tục thi công. Phường cũng kiến nghị quận xem xét, điều chỉnh giấy chủ quyền của hai nhà cho phù hợp thực tế”.
Ông Trương Công Định, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Tân Bình, cho biết: “Giấy chủ quyền nhà đất khi cấp cho người dân luôn thể hiện phần diện tích riêng mà họ sở hữu phủ bì (đo từ mép ngoài của bức tường nếu đã có nhà). Khi người dân muốn xây dựng tường dày hay mỏng thì phần tường này đều nằm trong phần diện tích riêng của mỗi người không làm ảnh hưởng tới diện tích đất của người khác. Về việc tranh chấp tường chung, riêng của ông Tiến, văn phòng sẽ cử người xuống kiểm tra, xác minh để có cơ sở giải quyết”.
(Theo PLTP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet