Triển khai lập quy hoạch trên toàn địa bàn TP. Hà Nội
Bộ Xây dựng vừa trả lời UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thôn, hướng dẫn điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và cấp giấy phép quy hoạch trên địa bàn TP. Hà Nội.
Về việc triển khai công tác quy hoạch sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ duyệt:
Về quy hoạch chung đô thị: UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND cấp huyện ( thị xã và huyện) tổ chức lập quy hoạch chung các đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của Luật quy hoạch đô thị và Nghị định 37/2010/NĐ-CP, làm cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu. Đối với các đô thị đã được định hướng cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong nội dung nghiên cứu đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có thể tổ chức lập ngay quy hoạch phân khu.
Về quy hoạch phân khu: Tổ chức lập quy hoạch phân khu cho các khu vực trong thành phố, đặc biệt là trong khu vực đô thị trung tâm để có cơ sở xem xét việc tiếp tục triển khai các dự án đang tồn tại. UBND các đô thị, quận, huyện tổ chức lập quy hoạch phân khu trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng. Đối với các khu vực có phạm vi liên quan tới địa giới hành chính của 2 quận, huyện trở lên thì UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch phân khu. Các thị trấn thì không cần lập quy hoạch phân khu.
Việc xác định phạm vi, ranh giới, quy mô, các khu vực lập quy hoạch phân khu phải dựa trên yêu cầu quản lý và thực tế phát triển của đô thị hoặc khu vực và thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận, huyện và các đô thị theo quy định của pháp luật. Nội dung quy hoạch phân khu phải tuân thủ các quy định của Luật quy hoạch đô thị và Nghị định 37/2010/NĐ-CP, đồng thời phù hợp với nộị dung và các quy định của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nộiđến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủphê duyệt.
Về quy hoạch chi tiết: Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chi tiết thuộcchủ đầu tư sau khi dự án đầu tư đã được xác định. Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật quy hoạch đô thị, Nghị định 37/2010/NĐ-CP và phù hợp với quy hoạch phân khu đã được phê duyệt
Về quy hoạch khu vực nông thôn: Các xã và các điểm dân cư nôngthôn được tổ chức lập quy hoạch theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP và Thông tư 09/TT-BXD quy định việc lậpnhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Đối với các đồ án đã thực hiện theo Luật Xây dựng: Các đồ án quyhoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được giữ nguyên giá trị pháp lý. Các đồ án không phù hợp cần phải xem xét điều chỉnh. Việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị. Đối với các đồ án quy hoạch xây dựng đang tổ chức triển khai nghiên cứu được tiếp tục thực hiện theo quy định về thực hiện chuyển tiếp của Thông tư 10/2010/TT-BXD của Bộ xây dựng.
Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và cấp giấy phép quy hoạch:
Luật Quy hoạch đô thị quy định: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, ranh giới, định hướng phát triển chung của đô thị; tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết. Như vậy, việc xác định quy hoạch được điều chỉnh cục bộ chủ yếu dựa trên sự phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung dự kiến điều chỉnh đối với quy hoạch đã được phê duyệt mà không phụ thuộc vào quy mô điều chỉnh (đất đai, dân số...). Vì vậy, việc quy định thêm về định lượng cho các yếu tố để làm cơ sở xác định điều chỉnh cục bộ là không cần thiết.
Theo quy định tại Điều 51 của Luật Quy hoạch đô thị, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được quyết định bằng Văn bản ( Quyết định điều chỉnh của cấp có thẩm quyền) mà không phải lập và phê duyệt Đồ án điều chỉnh cục bộ. Nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ phải được thể hiện trong Báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Việc điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch (mật độ xây dựng, tầng cao công trình...) đối với một lô đất trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt không phải tiến hành lập Đồ án điều chỉnh cục bộ mà thông qua việc cấp Giấy phép quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Việc thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, cấp giấy phép quy hoạch phải tuân thủ các quy định về trường hợp, nội dung, trình tự thủ tục, lấy ý kiến cộng đồng, cập nhật, công bố, công khai, lưu trữ...tại các Điều 51, 52 và 71 của Luật Quy hoạch đô thị 2009, và các Điều 35, 36, 37, 38, 39 và 40 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập,thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Về quy hoạch chung đô thị: UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND cấp huyện ( thị xã và huyện) tổ chức lập quy hoạch chung các đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của Luật quy hoạch đô thị và Nghị định 37/2010/NĐ-CP, làm cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu. Đối với các đô thị đã được định hướng cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong nội dung nghiên cứu đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có thể tổ chức lập ngay quy hoạch phân khu.
Về quy hoạch phân khu: Tổ chức lập quy hoạch phân khu cho các khu vực trong thành phố, đặc biệt là trong khu vực đô thị trung tâm để có cơ sở xem xét việc tiếp tục triển khai các dự án đang tồn tại. UBND các đô thị, quận, huyện tổ chức lập quy hoạch phân khu trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng. Đối với các khu vực có phạm vi liên quan tới địa giới hành chính của 2 quận, huyện trở lên thì UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch phân khu. Các thị trấn thì không cần lập quy hoạch phân khu.
Việc xác định phạm vi, ranh giới, quy mô, các khu vực lập quy hoạch phân khu phải dựa trên yêu cầu quản lý và thực tế phát triển của đô thị hoặc khu vực và thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận, huyện và các đô thị theo quy định của pháp luật. Nội dung quy hoạch phân khu phải tuân thủ các quy định của Luật quy hoạch đô thị và Nghị định 37/2010/NĐ-CP, đồng thời phù hợp với nộị dung và các quy định của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nộiđến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủphê duyệt.
Về quy hoạch chi tiết: Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chi tiết thuộcchủ đầu tư sau khi dự án đầu tư đã được xác định. Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật quy hoạch đô thị, Nghị định 37/2010/NĐ-CP và phù hợp với quy hoạch phân khu đã được phê duyệt
Về quy hoạch khu vực nông thôn: Các xã và các điểm dân cư nôngthôn được tổ chức lập quy hoạch theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP và Thông tư 09/TT-BXD quy định việc lậpnhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Đối với các đồ án đã thực hiện theo Luật Xây dựng: Các đồ án quyhoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được giữ nguyên giá trị pháp lý. Các đồ án không phù hợp cần phải xem xét điều chỉnh. Việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị. Đối với các đồ án quy hoạch xây dựng đang tổ chức triển khai nghiên cứu được tiếp tục thực hiện theo quy định về thực hiện chuyển tiếp của Thông tư 10/2010/TT-BXD của Bộ xây dựng.
Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và cấp giấy phép quy hoạch:
Luật Quy hoạch đô thị quy định: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, ranh giới, định hướng phát triển chung của đô thị; tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết. Như vậy, việc xác định quy hoạch được điều chỉnh cục bộ chủ yếu dựa trên sự phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung dự kiến điều chỉnh đối với quy hoạch đã được phê duyệt mà không phụ thuộc vào quy mô điều chỉnh (đất đai, dân số...). Vì vậy, việc quy định thêm về định lượng cho các yếu tố để làm cơ sở xác định điều chỉnh cục bộ là không cần thiết.
Theo quy định tại Điều 51 của Luật Quy hoạch đô thị, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được quyết định bằng Văn bản ( Quyết định điều chỉnh của cấp có thẩm quyền) mà không phải lập và phê duyệt Đồ án điều chỉnh cục bộ. Nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ phải được thể hiện trong Báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Việc điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch (mật độ xây dựng, tầng cao công trình...) đối với một lô đất trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt không phải tiến hành lập Đồ án điều chỉnh cục bộ mà thông qua việc cấp Giấy phép quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Việc thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, cấp giấy phép quy hoạch phải tuân thủ các quy định về trường hợp, nội dung, trình tự thủ tục, lấy ý kiến cộng đồng, cập nhật, công bố, công khai, lưu trữ...tại các Điều 51, 52 và 71 của Luật Quy hoạch đô thị 2009, và các Điều 35, 36, 37, 38, 39 và 40 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập,thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
(Theo Báo XD)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet