Trung Quốc: Người giàu đổ xô ra đảo ở để tránh bụi
Từ tháng 12, bà Zhang đã xem nhà tại Sanya, Hải Nam, một hòn đảo nhiệt đới tại biển Đông vẫn được so sánh với đảo Hawaii vì những bải biển trải dài và không khí dễ chịu. Đây cũng là một trong những khu vực có không khí trong lành nhất Trung Quốc.
“Chất lượng không khí tại Thượng Hải chưa bao giờ ở mức tồi tệ như vậy”, bà Zhang cho biết. “Tôi muốn mua nhà tại Sanya để con cái và bố mẹ tôi có nơi nghỉ dưỡng vào những ngày ô nhiễm lên cao tại Thượng Hải”.
Các thành phố mù bụi của Trung Quốc, nơi mật độ ô nhiễm vượt trên ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế thế giới, đã khiến việc kinh doanh bất động sản tại những nơi như Sanya trở nên nhộn nhịp. Giá nhà đã leo dốc hơn 60% kể từ đợt hồi phục 2011. Trong năm 2013, giá nhà đất tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất trong một năm kể từ khi bong bóng nổ năm 2011.
Chất lượng không khí tại Haikou, Hải Nam sạch thứ ba trong danh sách 74 thành phố trong tháng Một |
“Rất nhiều người mua tại Đại lục muốn đến đây nghỉ đông và làm trong lành lá phổi”, ông Fu Zelong – nhà nghiên cứu tại Centaline cho biết. “Trước đây, có nhiều vốn đầu cơ tại thị trường Sanya, nhưng hiện giờ thì nhu cầu nhà nghỉ dưỡng thực đang chi phối bất động sản”.
Theo giới lãnh đạo, hơn 80% khách mua đất tại công ty Verdure International Holdings Ltd. trong năm 2013 cho biết họ mua nhà mới để có không khí trong lành hơn. Hầu hết các khách đều mua thêm chiếc thứ hai, ba ở ngoài thành phố.
“Người giàu sợ gì nhất? Họ sợ chết nhất”, ông Wei – môi giới viên của khu nghỉ dưỡng cao cấp phức hợp Phoenix Watertown cho biết. Khu nghỉ dưỡng này bao gồm một khách sạn năm sao và khu villa nhìn ra vịnh Sanya. “Hải Nam có nguồn không khí trong lành nhất và ánh mặt trời rực rỡ nhất Trung Quốc”.
Chất lượng không khí tại Haikou, Hải Nam sạch thứ ba trong danh sách 74 thành phố trong tháng Một, còn Bắc Kinh đứng thứ 39 và Thượng Hải đứng thứ 12, theo số liệu Tổ chức Giám sát môi trường quốc gia Trung Quốc.
Lượng ô nhiễm tại Bắc Kinh vượt mốc cho phép của Tổ chức Y tế thế giới tới 18 lần, đặc biệt, mức này cao hơn ngưỡng vô cùng độc hại của tổ chức trong sáu ngày vào 25/2, còn không khí tại Thượng Hải vượt quá năm lần cùng ngày.
“Tất cả mọi người tại Bắc Kinh đang bàn luận về vấn đề chất lượng không khí, tôi nghĩ đây là một vấn đề liên quan tới chính trị cần được xem xét kỹ càng”, ông Damien Ma tại viện Paulson Institute – cơ quan xúc tiến tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại Mỹ, Trung Quốc cho biết.
Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tình trạng ô nhiễm là vấn nạn đau đầu nhất của Trung Quốc. Tình hình này sẽ được đưa vào bàn luận tại buổi họp của Quốc hội trong tuần này tại Trung Quốc.
Trung Quốc dùng than để phục vụ khoảng 65% nhu cầu năng lượng của cả đất nước. Người dân miền Bắc có thể sẽ chết sớm hơn năm năm vì những bệnh tật gây ra bởi không khí ô nhiễm. Đây là kết quả của chính sách kéo dài hơn một thập kỷ, trong đó cung cấp than miễn phí để người dân sưởi ấm, theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts tung ra vào tháng Bảy.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet