Trung Quốc: Quyền sở hữu nhà thuộc về nam giới
Năm 1950, Trung Quốc ban hành luật hôn nhân, 4 năm sau khi hiến pháp ra đời. Áp lực kết hôn vẫn còn rất nặng nề trong xã hội Trung Quốc ngày nay, với tỷ lệ 80% người trưởng thành kết hôn, so với con số 65% ở Mỹ. Trái ngược với những năm 50 của thế kỷ trước, quan hệ hôn nhân ngày nay tại Trung Quốc được ràng buộc với một đặc trưng tư sản: BĐS.
Tại Trung Quốc, mua bán tài sản thường là tiền đề của hôn nhân. Theo quan niệm phổ biến trong xã hội, nếu người đàn ông và gia đình anh ta không có khả năng mua nhà đất, anh ta sẽ phải rất nỗ lực để có thể kết hôn. Theo một khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu thị trường Horizon China, ở các thành phố duyên hải Trung Quốc, 3/4 trong số phụ nữ được hỏi coi trọng khả năng mua nhà khi chọn một người đàn ông làm chồng. Ngay cả khi những phụ nữ đó không coi trọng tiêu chí này, gia đình và bạn bè cô ấy, chưa kể đến các công ty bất động sản sẽ luôn nhắc đến vấn đề đó.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
“Hôn nhân không ràng buộc”, hình thức hôn nhân không tài sản ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, khi họ trưởng thành, quan điểm này có xu hướng đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội. Một phụ nữ Bắc Kinh 28 tuổi đã kết hôn và chồng là người yêu từ thời đại học nói với The Economist: "Nếu bạn giới thiệu ai đó với tôi bây giờ, nhưng anh ấy không có khả năng mua nhà, tôi sẽ không lấy anh ấy. Tôi cần thực tế hơn. Tôi không còn là cô gái 20 tuổi nữa”.
Một số nhà kinh tế học cho rằng chính cuộc chạy đua có được nhà để lấy vợ đang góp phần làm tăng cao giá nhà đất ở Trung Quốc. Nghiên cứu của Shang-jin Wei (đến từ Đại học Columbia), Xiaobo Zhang (Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới) và Yin Liu (Đại học Thanh Hoa) cho thấy ở những khu vực đông nam giới hơn phụ nữ, giá nhà đất có xu hướng phải chăng hơn.
Nhiều đàn ông Trung Quốc (và gia đình họ) đang phô trương tài sản để nâng cao vị thế trong cuộc đua tìm vợ. Tuy nhiên, điều đó không làm những thanh niên khác chi mạnh tay hơn để đáp trả. Các nhà kinh tế lập luận rằng, đàn ông chưa kết hôn đang lâm vào một cuộc chạy đua theo thuyết của Darwin. Nhà giá cao giống như bộ lông hào nhoáng bắt mắt của con công mà chỉ có những con đực khỏe mạnh nhất có thể phô bày.
Gánh nặng mua nhà vì thế đặt nặng lên vai những người đàn ông chưa lập gia đình. Tuy nhiên, ngày nay, không chỉ mình đàn ông mà phụ nữ cũng tham gia vào công cuộc mua nhà của chồng, chiếm tới 70% trong các thương vụ mua bán nhà, theo nghiên cứu của Horizon China. Các cặp đôi cùng huy động các nguồn lực để trang trải chi phí mua nhà đắt đỏ do phụ nữ trẻ hiện đại ngày càng kiếm nhiều tiền hơn. Thêm vào đó, phụ nữ cũng nhận được sự hỗ trợ từ cha mẹ, khi ngày nay họ thường là con một trong gia đình.
Quyền sở hữu nhà ở thuộc về nam giới
Theo nghiên cứu của Horizon China, mặc dù phần lớn phụ nữ ngày nay đóng góp mua nhà cùng chồng, chỉ 30% trong số phụ nữ đã kết hôn có tên trên giấy sở hữu nhà đất. Bà Leta Hong Fincher, một nhà xã hội học, tại Đại học Thanh Hoa lo ngại rằng “nhiều phụ nữ Trung Quốc đánh mất quyền lợi của mình trong sở hữu tài sản gia đình”.
Nhiều phụ nữ đang nỗ lực để sở hữu giấy tờ nhà đất này. 37% trong số những phụ nữ kết hôn sau năm 2006 đã làm được điều này, trước khi quy định mới về ly hôn được Tòa án tối cao ban hành năm 2011. Theo đó, người vợ hoặc chồng, được giữ tài sản đăng ký dưới tên của người đó, sau khi đền bù bất kỳ khoản đóng góp nào của người chồng/ vợ cũ của họ vào tài sản thế chấp đó.
Tuy nhiên, đăng ký tài sản dưới hình thức đồng sở hữu gặp phải nhiều trở ngại xã hội. Một phụ nữ được hỏi cho biết cô ấy đã ra sức đàm phán để giảm giá nhà thành công và yêu cầu đăng ký nhà dưới tên của cả cô và bạn trai cô. Nhưng mẹ bạn trai cô đề nghị cô từ bỏ việc đó, theo bà con dâu tương lai lấn lướt chồng sau này có thể sẽ rời bỏ anh ta hơn là ngược lại. Đồng sở hữu như vậy cũng ảnh hưởng đến sự tự tôn của người chồng.
Về mặt pháp luật, người vợ đã ly hôn được quyền nhận bồi thường cho những đóng góp tích lũy cho tài sản chung của mình, ngay cả khi không đứng tên trong đăng ký nhà đất. Tuy nhiên, phụ nữ thường không ghi chép lại các chi phí cho nhà ở. Ngay cả khi họ không trả các chi phí vay mua nhà, họ vẫn phải thanh toán nhiều chi phí gia đình khác, bà Hong Fincher nói. Trong nhiều trường hợp, người chồng có khả năng mua nhà bởi người vợ đã chi trả các chi phí phụ kiện, đồ nội thất và nhiều chi phí khác.
“Quyền sở hữu nhà đất thuộc về nam giới”, Bà Hong Fincher nói. Thông thường trong gia đình, người chồng đứng tên sở hữu căn nhà, thể hiện nam quyền, trong khi thực tế, người vợ cùng hỗ trợ chi trả các chi phí gia đình. Người vợ truyền thống mặc nhiên có bổn phận củng cố vị trí của người chồng. Ở Trung Quốc, nam quyền là một bong bóng vẫn đang chực vỡ tung.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet