Trung Quốc sốt xây khách sạn cao cấp
Lượng khách sạn cao cấp mới ở Trung Quốc đang mọc lên như nấm sau mưa.
Các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới đang là chất xúc tác cho sự bùng nổ của thị trường khách sạn Trung Quốc. Dường như khả năng hình thành một vụ bong bóng bất động sản không làm cho các tập đoàn này nao núng. Những sự kiện lớn như Thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh, Triển lãm World Expo 2010 tại Thượng Hải hay Á vận hội sắp tới ở Quảng Châu càng khiến họ củng cố thêm niềm tin rằng, phải gia tăng sự hiện diện tại Trung Quốc.
Trong số các tập đoàn, có vẻ Starwood Hotels and Resorts (Mỹ), chủ sở hữu chuỗi khách sạn Sheraton và St. Regis, là quyết liệt nhất với dự tính mở 20 khách sạn ngay trong năm nay tại Trung Hoa đại lục (gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Macau). Trong 3-5 năm tới, Starwood muốn có thêm 81 khách sạn ngoài 62 khách sạn hiện có tại đây. Nelli Young, Phó Giám đốc phụ trách quản trị thương hiệu của Starwood tại châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Những sự kiện tầm cỡ quốc tế đã đưa Trung Quốc thành điểm đến không thể bỏ qua. Chúng tôi rất lạc quan về tốc độ tăng trưởng của thị trường này, đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí”.
Các tập đoàn khách sạn tin rằng, du khách quốc tế sẽ xem Trung Quốc là một điểm đến cao cấp, trong khi người dân nước này sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có phòng ở sang trọng.
Fairmont Hotels and Resorts (Canada) cũng đánh dấu sự có mặt của mình bằng việc mở cửa lại khách sạn lịch sử Peace ở Thượng Hải. Sau Peace, Fairmont sẽ xây một khách sạn ở Bắc Kinh và một khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Giang Tô.
Tập đoàn Malaysia Hong Leong cũng chen chân vào thị trường này khi công ty con là Guoman Hotels Group (trụ sở tại Anh) đã khai trương khách sạn đầu tiên ở Thượng Hải, đồng thời dự kiến mở thêm một khách sạn nữa ở Bắc Kinh vào năm 2011. Guoman rất nổi tiếng với nhiều dịch vụ cao cấp đậm chất Anh, đặc biệt là dịch vụ taxi và quản gia ở London. “Những yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt cho hệ thống khách sạn của chúng tôi”, ông Sanjay Nijhawan, Giám đốc Điều hành phụ trách kinh doanh quốc tế của Guoman, cho biết.
Tuy nhiên, thị trường khách sạn Trung Quốc vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Thượng Hải hiện có hơn 300 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có khoảng 100 khách sạn 4 và 5 sao. Năm 2009, do suy thoái kinh tế toàn cầu, tỉ lệ lấp đầy của các khách sạn này chỉ đạt trung bình 50%.
Cơ quan Quản lý Du lịch Thượng Hải cho biết, năm 2011 sẽ có thêm 30 khách sạn 4 và 5 sao ra đời, trong khi không có một sự kiện quốc tế nào diễn ra tại đây. Hơn nữa, nền kinh tế thế giới vẫn chưa qua hết khó khăn. Điều này có nghĩa, lượng khách du lịch đến Trung Quốc có thể sẽ không theo kịp nguồn cung khách sạn đang tăng nhanh.
Mặc dù vậy, triển vọng phát triển tại thị trường đông dân nhất thế giới này vẫn rất lớn. “Ở Trung Quốc chưa có nhiều khách sạn cao cấp, trong khi người Trung Quốc hằng năm chi rất nhiều tiền để tận hưởng dịch vụ cao cấp ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc họ cũng đang tìm kiếm những nơi tương tự ở nước mình” ông Young, thuộc Starwood, nhận xét.
Trong số các tập đoàn, có vẻ Starwood Hotels and Resorts (Mỹ), chủ sở hữu chuỗi khách sạn Sheraton và St. Regis, là quyết liệt nhất với dự tính mở 20 khách sạn ngay trong năm nay tại Trung Hoa đại lục (gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Macau). Trong 3-5 năm tới, Starwood muốn có thêm 81 khách sạn ngoài 62 khách sạn hiện có tại đây. Nelli Young, Phó Giám đốc phụ trách quản trị thương hiệu của Starwood tại châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Những sự kiện tầm cỡ quốc tế đã đưa Trung Quốc thành điểm đến không thể bỏ qua. Chúng tôi rất lạc quan về tốc độ tăng trưởng của thị trường này, đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí”.
Các tập đoàn khách sạn tin rằng, du khách quốc tế sẽ xem Trung Quốc là một điểm đến cao cấp, trong khi người dân nước này sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có phòng ở sang trọng.
Fairmont Hotels and Resorts (Canada) cũng đánh dấu sự có mặt của mình bằng việc mở cửa lại khách sạn lịch sử Peace ở Thượng Hải. Sau Peace, Fairmont sẽ xây một khách sạn ở Bắc Kinh và một khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Giang Tô.
Tập đoàn Malaysia Hong Leong cũng chen chân vào thị trường này khi công ty con là Guoman Hotels Group (trụ sở tại Anh) đã khai trương khách sạn đầu tiên ở Thượng Hải, đồng thời dự kiến mở thêm một khách sạn nữa ở Bắc Kinh vào năm 2011. Guoman rất nổi tiếng với nhiều dịch vụ cao cấp đậm chất Anh, đặc biệt là dịch vụ taxi và quản gia ở London. “Những yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt cho hệ thống khách sạn của chúng tôi”, ông Sanjay Nijhawan, Giám đốc Điều hành phụ trách kinh doanh quốc tế của Guoman, cho biết.
Tuy nhiên, thị trường khách sạn Trung Quốc vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Thượng Hải hiện có hơn 300 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có khoảng 100 khách sạn 4 và 5 sao. Năm 2009, do suy thoái kinh tế toàn cầu, tỉ lệ lấp đầy của các khách sạn này chỉ đạt trung bình 50%.
Cơ quan Quản lý Du lịch Thượng Hải cho biết, năm 2011 sẽ có thêm 30 khách sạn 4 và 5 sao ra đời, trong khi không có một sự kiện quốc tế nào diễn ra tại đây. Hơn nữa, nền kinh tế thế giới vẫn chưa qua hết khó khăn. Điều này có nghĩa, lượng khách du lịch đến Trung Quốc có thể sẽ không theo kịp nguồn cung khách sạn đang tăng nhanh.
Mặc dù vậy, triển vọng phát triển tại thị trường đông dân nhất thế giới này vẫn rất lớn. “Ở Trung Quốc chưa có nhiều khách sạn cao cấp, trong khi người Trung Quốc hằng năm chi rất nhiều tiền để tận hưởng dịch vụ cao cấp ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc họ cũng đang tìm kiếm những nơi tương tự ở nước mình” ông Young, thuộc Starwood, nhận xét.
(Theo NCĐT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet