Trung Quốc: Vì sao bất động sản vẫn hấp dẫn hơn cổ phiếu?
Một nhà phân tích vừa cho biết động thái mới nhất của Bắc Kinh vừa qua là nâng lãi suất cầm cố đối với những người mua ngôi nhà thứ nhất có thể không đủ mạnh để gìm cương sở thích mạnh mẽ của người dân nước này đang đổ xô đầu tư vào bất động sản.
Ông Michael Kurtz, trưởng nhóm chiến lược vùng của Công ty chứng khoán Macquarie Securities nhận định “ngay cả khi lãi suất cầm cố tăng, thì cũng không thể bằng với tốc độ tăng lạm phát ở Trung Quốc, điều này có nghĩa là lãi suất thực tế mà các hộ gia đình đang hướng tới – lãi suất thực tế tối ưu của đồng vốn – trên thực tế đang giảm”.
Ông cũng cho rằng “thực tế là khi tiền gửi ở ngân hàng Trung Quốc đang bị mất giá do vậy, tại Trung Quốc, đang có một động lực mạnh mẽ khiến người dân đổ xô đầu tư vào bất động sản hơn là gửi tiền vào quỹ tiết kiệm”.
Mặc dù thị trường cổ phiếu cũng là một kênh đầu tư trú ẩn chống lạm phát tốt không kém gì kênh bất động sản, ông Kurtz nhấn mạnh là giá trị cổ phiếu thường không ổn định, đó là lí do khiến các nhà đầu tư Trung Quốc ưa chuộng đổ tiền vào bất động sản hơn là vào thị trường cổ phiếu có quá nhiều biến động.
Cuối tuần qua, lần đầu tiên chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cầm cố bất động sản chiết khấu đối với những người mua ngôi nhà đầu tiên, từ 30% trước đây xuống 15%, kết thúc một chính sách được áp dụng từ cuối năm 2008 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ông Paul Keung, giám đốc điều hành của China Research thuộc công ty Oppenheimer & Co. phát biểu trên CNBC “chính phủ Trung Quốc đang cố gắng giữ giá bất động sản ở mức hợp lý do giá bất động sản đang tăng quá nhanh”.
Tuy nhiên ông Richard Barkham, giám đốc công ty nghiên cứu tại Grosvenor nhấn mạnh “ít nhất có đến 50% lượng tiền mua nhà tại Trung Quốc được trả hoàn toàn bằng tiền mặt và những biện pháp của chính phủ có lẽ chỉ khiến thị trường chậm lại”.
Tuy nhiên ông nhận định thị trường vẫn duy trì động lực mua nội địa cực mạnh, và chính sách tiền tệ khá thoải mái, mặc cho các biện pháp hạ nhiệt bất động sản.
Ông cũng cho rằng thị trường bất động sản Trung Quốc hiện khá sôi động và rất khó kiểm soát toàn diện bằng các biện pháp hành chính.
Ông cũng cho rằng “thực tế là khi tiền gửi ở ngân hàng Trung Quốc đang bị mất giá do vậy, tại Trung Quốc, đang có một động lực mạnh mẽ khiến người dân đổ xô đầu tư vào bất động sản hơn là gửi tiền vào quỹ tiết kiệm”.
Mặc dù thị trường cổ phiếu cũng là một kênh đầu tư trú ẩn chống lạm phát tốt không kém gì kênh bất động sản, ông Kurtz nhấn mạnh là giá trị cổ phiếu thường không ổn định, đó là lí do khiến các nhà đầu tư Trung Quốc ưa chuộng đổ tiền vào bất động sản hơn là vào thị trường cổ phiếu có quá nhiều biến động.
Cuối tuần qua, lần đầu tiên chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cầm cố bất động sản chiết khấu đối với những người mua ngôi nhà đầu tiên, từ 30% trước đây xuống 15%, kết thúc một chính sách được áp dụng từ cuối năm 2008 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ông Paul Keung, giám đốc điều hành của China Research thuộc công ty Oppenheimer & Co. phát biểu trên CNBC “chính phủ Trung Quốc đang cố gắng giữ giá bất động sản ở mức hợp lý do giá bất động sản đang tăng quá nhanh”.
Tuy nhiên ông Richard Barkham, giám đốc công ty nghiên cứu tại Grosvenor nhấn mạnh “ít nhất có đến 50% lượng tiền mua nhà tại Trung Quốc được trả hoàn toàn bằng tiền mặt và những biện pháp của chính phủ có lẽ chỉ khiến thị trường chậm lại”.
Tuy nhiên ông nhận định thị trường vẫn duy trì động lực mua nội địa cực mạnh, và chính sách tiền tệ khá thoải mái, mặc cho các biện pháp hạ nhiệt bất động sản.
Ông cũng cho rằng thị trường bất động sản Trung Quốc hiện khá sôi động và rất khó kiểm soát toàn diện bằng các biện pháp hành chính.
(Theo ATPVN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet