Vậy làm sao chúng tôi biết được xây ở đâu thì phải xin phép, xây ở đâu thì khỏi xin phép?
 

Nguyễn Văn Tuấn (TP.HCM)

Trả lời:

Theo Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND của UBND TP.HCM ngày 17/1/2006. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

- Công trình thuộc bí mật nhà nước được xác định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.

- Công trình đã có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 9 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thẩm định.

- Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đã có thiết kế bản vẽ thi công được sở quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thẩm định.

- Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.

- Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt (do chủ tịch UBND huyện xác định) thì được phép xây dựng tối đa hai tầng (trệt và một lầu) với tổng diện tích sàn xây dựng không quá 200m2.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin cụ thể về việc xin phép trên, bạn có thể liên hệ UBND xã, UBND huyện để được hướng dẫn thêm.


Sở Xây dựng TP.HCM
Theo PL TPHCM

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME