Vật liệu xây dựng ảm đạm không kém BĐS
Mặc dù đang vào cao điểm xây dựng cuối năm nhưng do địa ốc ảm đạm đã kéo thị trường vật liệu xây dựng "lạnh" theo.
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là thép. Ế ẩm triền miên từ đầu năm đến hết tháng 10, lượng phôi thép và thép thành phẩm tồn kho lên đến 900.000 tấn.
Tại buổi họp tháo gỡ khó khăn cho ngành thép do Bộ Công thương tổ chức, chiều 27/10, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, cho biết, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều dự án ngừng thi công tác động trực tiếp đến ngành thép, nhất là thép xây dựng. Nhu cầu thép giảm và giá giảm mạnh dẫn đến nhiều nhà máy thừa thép. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, phàn nàn: Trong 9 tháng qua, tiêu thụ thép xây dựng chỉ gần 6,1 triệu tấn, bằng 96,02% so với năm 2010. Dự kiến, tiêu thụ thép cả năm 2011 giảm 7,69% so với năm 2010. Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, Nghiêm Xuân Đa thừa nhận, 10 tháng qua, sản xuất thép xây dựng chỉ đạt 1,9 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lượng tiêu thụ giảm tới 6,7%, tồn kho 185.000 tấn... “Có đến 10 ngày trong 1 tháng chúng tôi không bán được sản phẩm nào”, lãnh đạo một công ty thép than thở.
Ông Cường còn cho biết hiện đã có một doanh nghiệp thép lên tiếng bán cơ sở sản xuất, các công ty khác phải chạy dưới công suất, không bán được hàng và có nguy cơ ngừng sản xuất.
Các loại vật liệu xây dựng khác như gạch, cát, đá… cũng chung số phận khi sức tiêu thụ khá chậm. Theo số liệu thống kê của ngành gốm, lượng gạch ốp lát tồn kho đã lên trên 30 triệu m2. Còn ngành kính mặc dù mức giá giảm hơn 40% so với quý trước vẫn không bán được hàng, dự đoán lượng hàng tồn kho sẽ tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty xây dựng Thành phố (Citicons), đúng ra giá phải tăng do giá đầu vào tăng… nhưng do hàng tồn nhiều quá, ai cũng muốn bán ra để thu hồi vốn về tiếp tục sản xuất nên đành phải giảm giá 5 - 7% để mong thu tiền mặt.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng xác nhận, ngành sản xuất xi-măng, bê-tông đã bị ảnh hưởng nặng. “Lượng tiêu thụ xi măng chậm, tồn kho ở hầu hết các nhà sản xuất bê tông từ cọc chịu ứng lực cho đến kết cấu bê tông lắp ráp tăng gấp đôi. Công nhân đã bắt đầu phải nghỉ việc”, ông nói.
“Từ tháng 6/2011, công ty tôi chỉ ký được 1 công trình xây dựng và đến nay không ký thêm được hợp đồng nào. Đã thế, một số hợp đồng đang làm cũng phải ngưng do chủ đầu tư kẹt vốn. Hiện vẫn còn một vài công trình đang hoạt động nhưng chỉ cầm chừng. Nhiều công ty xây dựng khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi không ký được hợp đồng bởi các dự án bất động sản đang ngừng thi công. Không có hợp đồng mới, nhưng hợp đồng cũ cũng tắt, vì ngân hàng không giải ngân vốn để nhà thầu có tiền mua VLXD thi công”. (Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc Citicons).
Thép “lao” theo bất động sản
Mặc dù đã giảm giá bán nhiều lần nhưng thị trường thép vẫn chưa khởi sắc. Theo lãnh đạo một công ty thép tại Tp.HCM, để bán được hàng, doanh nghiệp này, từ 3 tháng nay, liên tục giảm giá. Hiện nay, giá thép bán tại nhà máy không kể VAT khoảng 15 triệu đồng/tấn, trong khi giá phôi đã 14 triệu đồng/tấn. Mức giá trên đang tiếp tục giảm 200.000 - 300.000 đồng/tấn so với quý trước.Thị trường BĐS ảm đạm đã kéo ngành VLXD "lạnh" theo. Ảnh: Nguyễn Sơn. |
Tại buổi họp tháo gỡ khó khăn cho ngành thép do Bộ Công thương tổ chức, chiều 27/10, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, cho biết, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều dự án ngừng thi công tác động trực tiếp đến ngành thép, nhất là thép xây dựng. Nhu cầu thép giảm và giá giảm mạnh dẫn đến nhiều nhà máy thừa thép. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, phàn nàn: Trong 9 tháng qua, tiêu thụ thép xây dựng chỉ gần 6,1 triệu tấn, bằng 96,02% so với năm 2010. Dự kiến, tiêu thụ thép cả năm 2011 giảm 7,69% so với năm 2010. Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, Nghiêm Xuân Đa thừa nhận, 10 tháng qua, sản xuất thép xây dựng chỉ đạt 1,9 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lượng tiêu thụ giảm tới 6,7%, tồn kho 185.000 tấn... “Có đến 10 ngày trong 1 tháng chúng tôi không bán được sản phẩm nào”, lãnh đạo một công ty thép than thở.
Ông Cường còn cho biết hiện đã có một doanh nghiệp thép lên tiếng bán cơ sở sản xuất, các công ty khác phải chạy dưới công suất, không bán được hàng và có nguy cơ ngừng sản xuất.
Lỗ vẫn không đẩy được hàng
Xi măng cũng được xem là ngành “nóng” khi lượng tồn kho không thua kém thép. Chỉ riêng tại Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đang tồn khoảng 2 triệu tấn xi măng và clinker. Tuy nhiên, trái với diễn biến của thép là sức tiêu thụ và mức giá đều giảm thì giá xi măng lại tăng khoảng 5% so với quý trước. Cụ thể, giá xi măng Holcim quý trước 86.000 đồng/bao thì nay lên 91.000 đồng.Các loại vật liệu xây dựng khác như gạch, cát, đá… cũng chung số phận khi sức tiêu thụ khá chậm. Theo số liệu thống kê của ngành gốm, lượng gạch ốp lát tồn kho đã lên trên 30 triệu m2. Còn ngành kính mặc dù mức giá giảm hơn 40% so với quý trước vẫn không bán được hàng, dự đoán lượng hàng tồn kho sẽ tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty xây dựng Thành phố (Citicons), đúng ra giá phải tăng do giá đầu vào tăng… nhưng do hàng tồn nhiều quá, ai cũng muốn bán ra để thu hồi vốn về tiếp tục sản xuất nên đành phải giảm giá 5 - 7% để mong thu tiền mặt.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng xác nhận, ngành sản xuất xi-măng, bê-tông đã bị ảnh hưởng nặng. “Lượng tiêu thụ xi măng chậm, tồn kho ở hầu hết các nhà sản xuất bê tông từ cọc chịu ứng lực cho đến kết cấu bê tông lắp ráp tăng gấp đôi. Công nhân đã bắt đầu phải nghỉ việc”, ông nói.
“Từ tháng 6/2011, công ty tôi chỉ ký được 1 công trình xây dựng và đến nay không ký thêm được hợp đồng nào. Đã thế, một số hợp đồng đang làm cũng phải ngưng do chủ đầu tư kẹt vốn. Hiện vẫn còn một vài công trình đang hoạt động nhưng chỉ cầm chừng. Nhiều công ty xây dựng khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi không ký được hợp đồng bởi các dự án bất động sản đang ngừng thi công. Không có hợp đồng mới, nhưng hợp đồng cũ cũng tắt, vì ngân hàng không giải ngân vốn để nhà thầu có tiền mua VLXD thi công”. (Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc Citicons).
(Theo Đất Việt)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet