Vật liệu xây dựng: Vẫn ca bài "ế"
Hiện hàng tồn kho của ngành vật liệu xây dựng đang tăng cao, trong khi sức mua đã giảm 40 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ ảnh hưởng từ việc cắt giảm nhiều dự án, mà người dân cũng tiết giảm nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa giữa lúc thị trường bất động sản quá khó khăn khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) nối dài thời gian ế ẩm. Mức độ khó lớn dần theo quy mô, doanh nghiệp lớn ế lớn, cửa hàng nhỏ sống lay lắt.
DNTN Cường Thủy ở quận Bình Tân chuyên kinh doanh các loại thép xây dựng, cũng cho hay trong thị trường VLXD, sắt thép là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Từ đầu năm đến nay, lượng thép công ty bán ra giảm đến 50% so với cùng kỳ. Số liệu từ cửa hàng này cho thấy, nếu 3 tháng đầu năm 2011 bán được khoảng 1.500 tấn thì 3 tháng đầu năm nay lượng hàng bán ra chưa đến phân nửa. Công ty đang dự kiến kinh doanh thêm các loại VLXD khác để chia sẻ khó khăn.
Trong khi các công ty VLXD lớn bị ảnh hưởng mạnh do các dự án lớn ít triển khai, thì những cửa hàng VLXD nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu xây, sửa nhà của người dân có vẻ sống tốt hơn, dù hàng hóa bán ra không mạnh như trước.
Chị Lan, chủ cửa hàng VLXD Lan Phương trên đường Đất Mới (P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân), cho hay sức tiêu thụ từ đầu năm đến nay có giảm so với năm ngoái, nhưng mức giảm không nhiều lắm, chỉ khoảng 5 - 7%. Sức tiêu thụ yếu nên giá một số mặt hàng cũng giảm đi đôi chút. Và điều này lại khiến những người dân đang tính chuyện xây, sửa nhà xúc tiến mua bán nhanh hơn. Song theo chị Lan, khá nhiều khách hàng của chị tiếc nuối gác lại ý định xây cất nhà giữa lúc VLXD đang rẻ, vì không vay được vốn ngân hàng.
Đây cũng là nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nếu tình hình không được cải thiện, các dự án bất động sản vẫn “án binh bất động” thì trong năm 2012 này sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp thép phá sản. Hiện Công ty Thép Việt, một trong những công ty lớn trong ngành thép Việt Nam, đã phải cắt giảm 50% công suất. Công ty Thép Vạn Lợi tuyên bố ngừng sản xuất… Nhiều công ty khác chỉ hoạt động khoảng 30 - 40% công suất.
Theo như Ban chỉ đạo về thị trường BĐS Tp.HCM, năm 2012, thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục gặp khó khăn. Thể hiện qua việc mặt bằng giá của thị trường văn phòng cho thuê và thị trường nhà ở đều giảm mạnh. Hiện giá cho thuê văn phòng hạng A và hạng C giảm lần lượt là 8,5% và 8,3%, hạng B giảm 7,5%. Với thị trường nhà ở, giá căn hộ hạng sang giảm bình quân 9,1%. Các phân khúc khác có mức giảm 1,3 - 3,2%. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ tương đối, chưa phản ánh đúng thực tế tình trạng giảm giá BĐS trên địa bàn.
Lớn, nhỏ đều ế
Chủ cửa hàng VLXD cao cấp trên đường Thành Thái (Q.10, Tp.HCM) cho hay, từ đầu năm đến nay sức tiêu thụ rất kém, giảm trên 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do khách hàng của cửa hàng này là các công trình lớn, nhưng phần lớn các công trình này gần như đình đốn, nhất là từ cuối năm ngoái đến giờ; còn dự án mới thì hầu như không có, chỉ bán được hàng cho số ít dự án đang dần hoàn thiện.Hàng hóa không tiêu thụ được khiến lượng tồn kho trong ngành VLXD đang ở mức báo động. Ảnh: N.Hữu. |
DNTN Cường Thủy ở quận Bình Tân chuyên kinh doanh các loại thép xây dựng, cũng cho hay trong thị trường VLXD, sắt thép là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Từ đầu năm đến nay, lượng thép công ty bán ra giảm đến 50% so với cùng kỳ. Số liệu từ cửa hàng này cho thấy, nếu 3 tháng đầu năm 2011 bán được khoảng 1.500 tấn thì 3 tháng đầu năm nay lượng hàng bán ra chưa đến phân nửa. Công ty đang dự kiến kinh doanh thêm các loại VLXD khác để chia sẻ khó khăn.
Trong khi các công ty VLXD lớn bị ảnh hưởng mạnh do các dự án lớn ít triển khai, thì những cửa hàng VLXD nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu xây, sửa nhà của người dân có vẻ sống tốt hơn, dù hàng hóa bán ra không mạnh như trước.
Chị Lan, chủ cửa hàng VLXD Lan Phương trên đường Đất Mới (P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân), cho hay sức tiêu thụ từ đầu năm đến nay có giảm so với năm ngoái, nhưng mức giảm không nhiều lắm, chỉ khoảng 5 - 7%. Sức tiêu thụ yếu nên giá một số mặt hàng cũng giảm đi đôi chút. Và điều này lại khiến những người dân đang tính chuyện xây, sửa nhà xúc tiến mua bán nhanh hơn. Song theo chị Lan, khá nhiều khách hàng của chị tiếc nuối gác lại ý định xây cất nhà giữa lúc VLXD đang rẻ, vì không vay được vốn ngân hàng.
Hàng tồn - con đường dẫn tới phá sản
Ế ẩm đã khiến lượng hàng tồn kho của ngành VLXD thời gian này đang tăng khá mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, hiện xi măng có lượng hàng tồn kho khoảng 3,5 triệu tấn, gạch ốp lát tồn trên 30 triệu m2, thép tồn gần 400.000 tấn thành phẩm và 560.000 tấn phôi. Lượng hàng tồn kho lớn, trong khi chi phí đầu vào lại liên tục tăng, mà lớn nhất là chi phí vay vốn, do lãi suất quá cao khiến việc sản xuất càng khốn đốn. Hiện giá các loại vật tư đầu vào như than đã tăng 41%, điện tăng 15%, bao bì tăng 25%... đẩy doanh nghiệp trong ngành sản xuất VLXD đi nhanh đến con đường phá sản.Đây cũng là nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nếu tình hình không được cải thiện, các dự án bất động sản vẫn “án binh bất động” thì trong năm 2012 này sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp thép phá sản. Hiện Công ty Thép Việt, một trong những công ty lớn trong ngành thép Việt Nam, đã phải cắt giảm 50% công suất. Công ty Thép Vạn Lợi tuyên bố ngừng sản xuất… Nhiều công ty khác chỉ hoạt động khoảng 30 - 40% công suất.
Theo như Ban chỉ đạo về thị trường BĐS Tp.HCM, năm 2012, thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục gặp khó khăn. Thể hiện qua việc mặt bằng giá của thị trường văn phòng cho thuê và thị trường nhà ở đều giảm mạnh. Hiện giá cho thuê văn phòng hạng A và hạng C giảm lần lượt là 8,5% và 8,3%, hạng B giảm 7,5%. Với thị trường nhà ở, giá căn hộ hạng sang giảm bình quân 9,1%. Các phân khúc khác có mức giảm 1,3 - 3,2%. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ tương đối, chưa phản ánh đúng thực tế tình trạng giảm giá BĐS trên địa bàn.
(Theo Đất Việt)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet