Sáng 26/9, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Chương trình Đối thoại Chính sách "Tăng năng suất lao động cho Việt Nam" tại Hà Nội với sự hỗ trợ của Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS).

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cho biết, tốc độ tăng trưởng bình quân năng suất lao động giai đoạn 2012-2017 đạt 5,3% một năm. Cao nhất với tốc độ 6,49% vào năm 2015.

Tuy duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, song năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp khi so sánh với năng suất lao động bình quân của các nhóm quốc gia phân chia theo thu nhập.

Năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam gấp 2 lần năng suất lao động trung bình của nhóm nước thu nhập thấp, bằng hơn 50% nhóm nước thu nhập trung bình thấp và bằng 18,3% nhóm các nước thu nhập trung bình cao.

Xét theo nhóm ngành, trong giai đoạn 2008 - 2016, các ngành kinh tế vẫn duy trì năng suất lao động ở mức cao bao gồm: Ngành khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí, nước nóng, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bất động sản.

Ngành có năng suất lao động chưa cao bao gồm: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Còn ngành nông lâm và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế.

So với năng suất lao động của từng ngành với các nước trong khu vực Đông Bắc Á và ASEAN thì năm 2015, 3 nhóm ngành công nghiệp, chế biến chế tạo; xây dựng; vận tải và kho bãi có năng suất lao động thấp nhất, xếp sau cả Campuchia.

Trong khi đó, năng suất lao động ở nhóm ngành nông nghiệp; bán buôn bán lẻ, điện nước, khí đốt chỉ cao hơn Campuchia và thấp nhất các nhóm nước còn lại.

Tuy nhiên, năng suất lao động ở 3 nhóm ngành gồm: Bất động sản và dịch vụ văn phòng; khai mỏ và khai khoáng; dịch vụ cộng đồng xã hội, cá nhân chính là điểm sáng duy nhất của Việt Nam khi "vượt mặt" cả Hàn Quốc, Malaysia và Campuchia.

Năng suất lao động ngành bất động sản
Năng suất lao động ở từng ngành so với các nước

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, hiệu ứng dịch chuyển vẫn có đóng góp lớn vào tăng trưởng năng suất lao động với hiệu ứng nội ngành. Hiệu ứng tương tác làm giảm tăng trưởng năng suất không nằm ngoài quy luật, bởi việc dịch chuyển lao động nhanh từ ngành có năng suất lao động thấp lên cao làm giảm năng suất ở ngành có năng suất lao động cao.

"Nếu Việt Nam có thể mở rộng thị trường quốc tế nhanh hơn nữa cho các ngành có năng suất lao động cao thì hiệu ứng này sẽ bớt ảnh hưởng, giống như trường hợp của Trung Quốc", PGS.TS. Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME