Với ý nghĩa này, quá trình quy hoạch sử dụng đất quan trọng hơn nhiều, nó vượt ra khỏi chức năng đơn thuần chỉ là xem xét và giao đất như trường hợp ở Việt Nam.


Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Hướng tiếp cận quy hoạch sử dụng đất lồng ghép” tổ chức tại Hà Nội ngày 13/5/2009.


Theo đó, ở Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất là một quá trình quản lý hành chính nhằm quản lý nguồn lực đất đai. Quá trình này bao gồm việc xác định và giao đất phục vụ các mục tiêu cụ thể và sự phát triển của các đối tượng khác nhau. Đây không chỉ là quá trình lập kế hoạch không gian mà còn liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch rừng và các ngành khác.


Vai trò quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam là xác định mục tiêu sử dụng đất một cách tốt nhất. Việc này được thực hiện trên cơ sở định hướng có mục tiêu, thực hiện các nghiên cứu, thống kê, thu thập các thông tin, số liệu. Tuy nhiên, những số liệu và thông tin này thường ít khi được phân tích và khai thác sử dụng hiệu quả.


Tại hội thảo, đại diện Tổng cục Quản lý đất đai cũng cho rằng, quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều tồn tại, bất cập. Theo đó, việc lập kế hoạch sử dụng đất trên cả nước hiện nay chỉ mang tính hình thức, tốn kém về nhân lực, và tài lực.


Thực tiễn triển khai trong thời gian qua cho thấy, việc quyết định, xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương (Quốc hội, Chính phủ) khó sát với diễn biến với quá trình thực hiện tại địa phương.


Ngoài ra, việc quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất cả nước cũng tương tự như nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện là không hợp lý, dẫn tới hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cả nước quá chi tiết, không phù hợp với nền kinh tế thị trường, làm hạn chế quyền chủ động của địa phương.


Bên cạnh đó, việc lồng ghép vấn đề môi trường trong nội dung quy hoạch sử dụng đất mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá phương án quy hoạch có tác động đến môi trường như thế nào mà chưa xem xét chiều ngược lại là môi trường, biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đến việc quy hoạch, bố trí sử dụng đất.

Để khắc phục những hạn chế trên, Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA) đã đưa ra đề xuất về hướng sửa đổi, bổ sung các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Theo đó, quy định về quy hoạch sử dụng đất phải mang tính tổng hợp, phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi và các quy hoạch khác. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, các ngành sẽ triển khai quy hoạch của ngành mình.

Chương trình cũng đưa ra lời khuyên về việc không nên lập kế hoạch sử dụng đất của cả nước và vùng kinh tế - xã hội, các vùng đặc thù mà chỉ nên lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các cấp tỉnh, huyện, xã.


Về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chương trình SEMLA đề nghị sửa đổi theo hướng Quốc hội quyết định quy hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình; Thủ tướng Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của vùng và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phưong; quy hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quy hoạch sử dụng đất của phường, thị trấn, xã thuộc khu vực quy hoạch xây dựng đô thị.


Theo VnMedia

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME