Vĩnh Long: Khuất tất trong bồi thường khu công nghiệp Cổ Chiên
Đã gần 10 năm nay, một số người dân ở tuyến công nghiệp Cổ Chiên, tỉnh Vĩnh Long khốn khổ vì quy hoạch. Họ đội đơn đi khắp nơi để cầu cứu các cơ quan chức năng, nhưng tất cả đều vô vọng.
Theo người dân, khi quy hoạch khu này, cơ quan chức năng hoàn toàn không có quyết định bồi thường và cũng chẳng có quyết định thu hồi đất cá nhân cho từng hộ theo quy định của Nhà nước. Có một điều rất lạ là thư mời người dân đến nhận tiền bồi hoàn có trước quyết định thu hồi đất tổng thể của UBND tỉnh Vĩnh Long gần 3 tháng!
Từ năm 2004 đến nay bức xúc của người dân tuyến công nghiệp Cổ Chiên thuộc khu IV (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ) ngày càng tăng, thậm chí dẫn đến thưa kiện kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Khu đất rộng hơn 240.000m2 mà UBND tỉnh Vĩnh Long thu hồi ở ấp Sơn Đông để làm tuyến công nghiệp Cổ Chiên (khu IV) đến nay phần lớn vẫn hoang tàn cỏ dại, mặc dù trước đây khu vực này là ruộng lúa phì nhiêu, vườn cây ăn trái sum suê và những lò gốm quanh năm khói tỏa, nguồn nuôi sống hàng ngàn con người. Dọc hai bên Tỉnh lộ 902 nát như tương, đó đây những căn nhà lụp xụp mang các dòng chữ bằng sơn đỏ phản đối UBND tỉnh Vĩnh Long thu hồi đất của dân với giá rẻ mạt khiến ai đi qua cũng ngoái đầu nhìn lại. Trong một căn nhà rách nát nằm bên bờ sông Cổ Chiên, phải che chắn bằng những tấm nylon cũ mèm, ông Quan Tứ Cao, người bị thu hồi hơn 7.000m2 đất ruộng, vườn và lò gốm nhưng được áp giá bồi hoàn chỉ 500 triệu đồng, buồn rầu nói: “Tui chưa nhận đồng tiền bồi hoàn nào. Hiện nay hàng ngày phải làm kẹo dừa đi bỏ mối nuôi cả gia đình vì vườn ruộng đã bị cưỡng chế, bơm cát san phẳng, nay lại bị bỏ hoang cho cỏ mọc. Chỗ tui đang ở có nguy cơ sập bất cứ lúc nào, mỗi khi mưa to gió lớn cả nhà phải chạy đi nơi khác lánh nạn”.
Cách đó không xa, khuất trong một đám đất rộng hơn 32.000m2 đầy cỏ dại là căn nhà hư nát sắp sập và 3 lò gốm đã ngưng hoạt động của ông Dương Hoàng Sơn. Ông này được bồi hoàn 1,2 tỉ đồng cho 32.000m2 đất, nhà cửa và 3 miệng lò gốm, nhưng thấy không thể sắm lại được cơ ngơi với số tiền đền bù quá ít ỏi nên không chịu nhận tiền, bám trụ lại để đòi sự công bằng. Ông bức xúc: “UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất và bồi hoàn với giá rẻ mạt 45.000 đồng/m2 đất thổ cư, đất vườn 40.500 đồng/m2, đất ruộng chỉ hơn 30.000 đồng/m2, một miệng lò gốm bồi thường 60 triệu đồng trong khi chi phí xây mới gần 150 triệu đồng, làm sao tôi chấp nhận. Chúng tôi sẵn sàng giao đất để Nhà nước phát triển công nghiệp, nhưng cũng phải được đền bù thỏa đáng để người dân có thể sống được sau khi dời đi nơi khác”. Yêu cầu của ông Sơn cũng là nguyện vọng chính đáng của những người dân bị thu hồi đất xây dựng tuyến công nghiệp Cổ Chiên, nhưng UBND tỉnh Vĩnh Long đã phớt lờ tất cả.
Có một điều lạ lùng là nhiều lần người dân ấp Sơn Đông yêu cầu được đối thoại trực tiếp để làm rõ đúng sai trong việc thu hồi đất và áp giá bồi hoàn rẻ mạt, nhưng UBND tỉnh Vĩnh Long vẫn khẳng định nếu ai không chấp hành sẽ cưỡng chế. Kết quả là vụ việc không được giải quyết đến nơi đến chốn, hình thành một điểm nóng khiếu kiện kéo dài. Thậm chí khi người dân khởi kiện UBND tỉnh ra tòa, theo yêu cầu của tòa án, người dân cung cấp đầy đủ chứng cứ khiếu kiện nhưng phía UBND tỉnh không thiện chí hợp tác.
Trong khi đó, một cán bộ ngành tài nguyên - môi trường cho biết, trong vụ thu hồi đất của người dân ấp Sơn Đông để xây dựng tuyến công nghiệp Cổ Chiên, chính quyền đã làm sai khi không có quyết định thu hồi đất của từng hộ dân và cố tình áp giá bồi hoàn rẻ mạt theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1998. Bởi lẽ, nếu không tính giá đất trên thị trường tự do, chỉ căn cứ theo bảng giá đất năm 2005 của UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành thì đất thổ cư ở nông thôn có giá tối thiểu 50.000 đồng/m2, đất nông nghiệp ven Tỉnh lộ 902 từ 80.000 đồng - 90.000 đồng/m2. Ông Quan Tứ Cao cho biết, người dân ấp Sơn Đông khởi kiện quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh bởi từ quyết định này mới có quyết định áp giá bồi hoàn rẻ mạt. Nếu tòa án tuyên hủy quyết định thu hồi đất thì đương nhiên quyết định áp giá bồi hoàn cũng không còn hiệu lực.
Người dân ở tuyến công nghiệp Cổ Chiên khu V (ấp An Hương, xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) cũng cùng cảnh ngộ như ở khu IV. Hàng chục hộ nơi đây cũng khiếu kiện đòi UBND huyện Mang Thít phải ra quyết định thu hồi đất cá nhân và giá bồi hoàn rẻ mạt. Bà Nguyễn Thị Lần (ấp An Hương, xã Mỹ An, huyện Mang Thít) bức xúc: “Thư mời nhận tiền bồi hoàn tuyến công nghiệp Cổ Chiên lúc 8 giờ ngày 17/1/2004, chúng tôi chẳng biết ất giáp gì nên không đến nhận. Mãi tới khi chúng tôi “kiếm” được Quyết định 908/QĐ.UB của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ngày 9/4/2004 thì mới tá hỏa là quyết định thu hồi đất này có sau thư mời tới gần 3 tháng. Hàng chục hộ dân khiếu nại hoàn toàn có cơ sở, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến người dân chúng tôi khốn khổ”.
Gần một năm trôi qua nhưng vụ 15 hộ dân ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long khởi kiện Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Long thu hồi đất của họ để làm tuyến công nghiệp Cổ Chiên (khu IV) vẫn chưa được TAND tỉnh Vĩnh Long đưa ra xét xử. Tháng 4/2012, Chánh án TAND tỉnh này tiếp tục gửi công văn cho những người đi kiện thông báo gia hạn thêm 2 tháng trước khi đưa ra xét xử vì vụ án phức tạp.
Nếu thực hiện đúng trình tự thủ tục một dự án được quy hoạch thì có lẽ tuyến công nghiệp Cổ Chiên đã hoàn thành nhiều năm nay. Những gì người dân mong đợi được các cấp, các ngành biết rõ, nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm, để vụ việc kéo dài suốt gần 10 năm qua đã đưa họ vào cảnh khốn cùng.
Ông Quan Tứ Cao trong ngôi nhà dột nát sắp sập |
Từ năm 2004 đến nay bức xúc của người dân tuyến công nghiệp Cổ Chiên thuộc khu IV (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ) ngày càng tăng, thậm chí dẫn đến thưa kiện kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Khu đất rộng hơn 240.000m2 mà UBND tỉnh Vĩnh Long thu hồi ở ấp Sơn Đông để làm tuyến công nghiệp Cổ Chiên (khu IV) đến nay phần lớn vẫn hoang tàn cỏ dại, mặc dù trước đây khu vực này là ruộng lúa phì nhiêu, vườn cây ăn trái sum suê và những lò gốm quanh năm khói tỏa, nguồn nuôi sống hàng ngàn con người. Dọc hai bên Tỉnh lộ 902 nát như tương, đó đây những căn nhà lụp xụp mang các dòng chữ bằng sơn đỏ phản đối UBND tỉnh Vĩnh Long thu hồi đất của dân với giá rẻ mạt khiến ai đi qua cũng ngoái đầu nhìn lại. Trong một căn nhà rách nát nằm bên bờ sông Cổ Chiên, phải che chắn bằng những tấm nylon cũ mèm, ông Quan Tứ Cao, người bị thu hồi hơn 7.000m2 đất ruộng, vườn và lò gốm nhưng được áp giá bồi hoàn chỉ 500 triệu đồng, buồn rầu nói: “Tui chưa nhận đồng tiền bồi hoàn nào. Hiện nay hàng ngày phải làm kẹo dừa đi bỏ mối nuôi cả gia đình vì vườn ruộng đã bị cưỡng chế, bơm cát san phẳng, nay lại bị bỏ hoang cho cỏ mọc. Chỗ tui đang ở có nguy cơ sập bất cứ lúc nào, mỗi khi mưa to gió lớn cả nhà phải chạy đi nơi khác lánh nạn”.
Cách đó không xa, khuất trong một đám đất rộng hơn 32.000m2 đầy cỏ dại là căn nhà hư nát sắp sập và 3 lò gốm đã ngưng hoạt động của ông Dương Hoàng Sơn. Ông này được bồi hoàn 1,2 tỉ đồng cho 32.000m2 đất, nhà cửa và 3 miệng lò gốm, nhưng thấy không thể sắm lại được cơ ngơi với số tiền đền bù quá ít ỏi nên không chịu nhận tiền, bám trụ lại để đòi sự công bằng. Ông bức xúc: “UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất và bồi hoàn với giá rẻ mạt 45.000 đồng/m2 đất thổ cư, đất vườn 40.500 đồng/m2, đất ruộng chỉ hơn 30.000 đồng/m2, một miệng lò gốm bồi thường 60 triệu đồng trong khi chi phí xây mới gần 150 triệu đồng, làm sao tôi chấp nhận. Chúng tôi sẵn sàng giao đất để Nhà nước phát triển công nghiệp, nhưng cũng phải được đền bù thỏa đáng để người dân có thể sống được sau khi dời đi nơi khác”. Yêu cầu của ông Sơn cũng là nguyện vọng chính đáng của những người dân bị thu hồi đất xây dựng tuyến công nghiệp Cổ Chiên, nhưng UBND tỉnh Vĩnh Long đã phớt lờ tất cả.
Có một điều lạ lùng là nhiều lần người dân ấp Sơn Đông yêu cầu được đối thoại trực tiếp để làm rõ đúng sai trong việc thu hồi đất và áp giá bồi hoàn rẻ mạt, nhưng UBND tỉnh Vĩnh Long vẫn khẳng định nếu ai không chấp hành sẽ cưỡng chế. Kết quả là vụ việc không được giải quyết đến nơi đến chốn, hình thành một điểm nóng khiếu kiện kéo dài. Thậm chí khi người dân khởi kiện UBND tỉnh ra tòa, theo yêu cầu của tòa án, người dân cung cấp đầy đủ chứng cứ khiếu kiện nhưng phía UBND tỉnh không thiện chí hợp tác.
Trong khi đó, một cán bộ ngành tài nguyên - môi trường cho biết, trong vụ thu hồi đất của người dân ấp Sơn Đông để xây dựng tuyến công nghiệp Cổ Chiên, chính quyền đã làm sai khi không có quyết định thu hồi đất của từng hộ dân và cố tình áp giá bồi hoàn rẻ mạt theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1998. Bởi lẽ, nếu không tính giá đất trên thị trường tự do, chỉ căn cứ theo bảng giá đất năm 2005 của UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành thì đất thổ cư ở nông thôn có giá tối thiểu 50.000 đồng/m2, đất nông nghiệp ven Tỉnh lộ 902 từ 80.000 đồng - 90.000 đồng/m2. Ông Quan Tứ Cao cho biết, người dân ấp Sơn Đông khởi kiện quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh bởi từ quyết định này mới có quyết định áp giá bồi hoàn rẻ mạt. Nếu tòa án tuyên hủy quyết định thu hồi đất thì đương nhiên quyết định áp giá bồi hoàn cũng không còn hiệu lực.
Người dân ở tuyến công nghiệp Cổ Chiên khu V (ấp An Hương, xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) cũng cùng cảnh ngộ như ở khu IV. Hàng chục hộ nơi đây cũng khiếu kiện đòi UBND huyện Mang Thít phải ra quyết định thu hồi đất cá nhân và giá bồi hoàn rẻ mạt. Bà Nguyễn Thị Lần (ấp An Hương, xã Mỹ An, huyện Mang Thít) bức xúc: “Thư mời nhận tiền bồi hoàn tuyến công nghiệp Cổ Chiên lúc 8 giờ ngày 17/1/2004, chúng tôi chẳng biết ất giáp gì nên không đến nhận. Mãi tới khi chúng tôi “kiếm” được Quyết định 908/QĐ.UB của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ngày 9/4/2004 thì mới tá hỏa là quyết định thu hồi đất này có sau thư mời tới gần 3 tháng. Hàng chục hộ dân khiếu nại hoàn toàn có cơ sở, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến người dân chúng tôi khốn khổ”.
Gần một năm trôi qua nhưng vụ 15 hộ dân ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long khởi kiện Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Long thu hồi đất của họ để làm tuyến công nghiệp Cổ Chiên (khu IV) vẫn chưa được TAND tỉnh Vĩnh Long đưa ra xét xử. Tháng 4/2012, Chánh án TAND tỉnh này tiếp tục gửi công văn cho những người đi kiện thông báo gia hạn thêm 2 tháng trước khi đưa ra xét xử vì vụ án phức tạp.
Nếu thực hiện đúng trình tự thủ tục một dự án được quy hoạch thì có lẽ tuyến công nghiệp Cổ Chiên đã hoàn thành nhiều năm nay. Những gì người dân mong đợi được các cấp, các ngành biết rõ, nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm, để vụ việc kéo dài suốt gần 10 năm qua đã đưa họ vào cảnh khốn cùng.
(Theo CATPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet