Vĩnh Phúc: Quy hoạch, phát triển công nghiệp và các KĐTM
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhiều đề án quy hoạch các KĐTM đã được triển khai, đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân.
Quy hoạch các KĐT gắn với phát triển công nghiệp
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhiều đề án quy hoạch các KĐTM đã được triển khai, đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân. Đó là KĐT sinh thái sông Hồng, Đầm Vạc quy mô 37ha, nằm ở khu vực phía bắc Đầm Vạc, TP Vĩnh Yên; KĐTM nam Vĩnh Yên, quy mô 447ha nằm ở các P.Khai Quang, Đồng Tâm, Hội Hợp, và các xã Đông Cương, Quất Lưu, Thanh Trù, phía nam Đầm Vạc, TP Vĩnh Yên; KĐTM Hùng Vương, quy mô 82ha, nằm tại P.Hùng Vương và xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên. Khu nhà ở cho công nhân phục vụ cho KCN Bá Thiện, 35ha và KĐT Sơn Lôi, 445ha địa bàn xã Bá Hiến, Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020, việc đầu tư, phát triển mở rộng các KCN trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm; đến năm 2010 có khoảng 4.500 - 5.000 ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao. Vĩnh Phúc sẽ ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnh tranh cao như ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm đồ uống… Cách đây 10 năm, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có 1 KCN Kim Hoa, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 9 KCN được Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích là trên 3.000ha. Trong đó có 6 KCN đã đi vào hoạt động và có tỷ lệ lấp đầy cao như KCN Khai Quang 74,1%, KCN Bình Xuyên I đạt 54%, KCN Kim Hoa (giai đoạn 1) đạt 100%, còn lại 5 KCN đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hiện nay cả 9 KCN đã có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, trong đó có 6 doanh nghiệp là nhà đầu tư trong nước và 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Vĩnh Phúc chú trọng quy hoạch các khu cụm công nghiệp, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN; khai thác phát triển KCN ở các vùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho phát triển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững các KCN.
Quy hoạch TP Vĩnh Yên
Quy hoạch chung TP Vĩnh Yên được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt vào tháng 5/1997 và đã được điều chỉnh vào tháng 8/2004 để đáp ứng việc mở rộng đô thị và nhu cầu phát triển các hệ thống hạ tầng mới. Dân số dự báo của TP Vĩnh Yên là 110 nghìn người vào năm 2010 và 150 nghìn người vào năm 2020. Bởi vậy quy hoạch phát triển không gian, các khu ở được phát triển, mở rộng trên cơ sở gắn bó với các khu nhà ở hiện có. Tập trung chủ yếu ở phía nam và đông nam TP. Trung tâm hành chính TP vẫn bố trí tại vị trí hiện tại là P.Tích Sơn. Khu trung tâm hành chính chính trị của tỉnh được giữ nguyên như hiện nay bao gồm khối Tỉnh ủy và các đoàn thể bên Đầm Vạc và khối chính quyền bao gồm trụ sở UBND tỉnh và các sở ban ngành ở khu vực đồi 411, đồi Ga đến đồi Hạnh Phúc. Các khu trung tâm công cộng và dịch vụ đô thị được nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển mới: Chợ Vĩnh Yên nâng cấp thành trung tâm thương mại; Trung tâm Y tế phát triển thành bệnh viện đa khoa; nâng cấp hệ thống các trường đào tạo… KCN hoàn chỉnh và mở rộng KCN hiện có Khai Quang, xây dựng mới KCN ở Lai Sơn; di chuyển các nhà máy nằm xen lẫn trong đô thị. Khai thác và phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên cho mục đích phát triển du lịch. Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển ở xung quanh Đầm Vạc và chùa Hà Tiên. Công viên văn hóa thể dục thể thao xây dựng ở nhánh Đầm Vạc trước trụ sở UBND tỉnh. Công viên thị xã xây dựng ở xung quanh hồ.
Về quy hoạch phát triển hạ tầng, sẽ chuyển đường sắt chạy qua TP xuống phía nam Đầm Vạc để đảm bảo nhu cầu phát triển ổn định của TP phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống đường sắt quốc gia và quốc tế. Xây dựng ga mới tổng hợp hành khách và hàng hóa, quy mô dự kiến có 5 đường đưa đón tàu. Chiều dài ga 1.000 - 1.200m diện tích 15ha. Chuyển QL2 đoạn chạy qua TP xuống phía nam Đầm Vạc song song với đường sắt mới thành hành lang giao thông đối ngoại hoàn chỉnh. Xây dựng đường xuyên Á đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc ở phía bắc TP Vĩnh Yên. Xây dựng bến xe khách phía nam gắn kết với ga đường sắt, đầu mối giao thông phía nam quy mô 3,5ha. QL2 cũ cải tạo mở rộng thành trục chính TPä. Tuyến đường sắt cũ xây dựng thành đường trục chính trung tâm.
Khu vực phố cũ cải tạo hoàn chỉnh hệ thống đường đã có kết hợp xây dựng mới các tuyến đường ra hồ nối tuyến đường bao quanh Đầm Vạc. Khu vực xây dựng mới ở phía bắc QL2 hiện nay sẽ xây dựng mới các tuyến song song với QL2. Kết hợp xây dựng các tuyến hướng tâm tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh, mở rộng mặt cắt đường so với đồ án 1997. Hoàn thành hệ thống công trình phục vụ giao thông, đặc biệt hệ thống điểm đỗ xe.
Với mục tiêu của quy hoạch trên, từng bước xây dựng đô thị Vĩnh Phúc trở thành một thành phố hiện đại, phát triển bền vững. Cung cấp môi trường sống tốt đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo phát triển bền vững đô thị - nông thôn. Hạn chế sự phát triển không trật tự của đô thị, hướng đến hình thành hệ thống đô thị hợp lý. Gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa hai đô thị Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhiều đề án quy hoạch các KĐTM đã được triển khai, đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân. Đó là KĐT sinh thái sông Hồng, Đầm Vạc quy mô 37ha, nằm ở khu vực phía bắc Đầm Vạc, TP Vĩnh Yên; KĐTM nam Vĩnh Yên, quy mô 447ha nằm ở các P.Khai Quang, Đồng Tâm, Hội Hợp, và các xã Đông Cương, Quất Lưu, Thanh Trù, phía nam Đầm Vạc, TP Vĩnh Yên; KĐTM Hùng Vương, quy mô 82ha, nằm tại P.Hùng Vương và xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên. Khu nhà ở cho công nhân phục vụ cho KCN Bá Thiện, 35ha và KĐT Sơn Lôi, 445ha địa bàn xã Bá Hiến, Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020, việc đầu tư, phát triển mở rộng các KCN trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm; đến năm 2010 có khoảng 4.500 - 5.000 ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao. Vĩnh Phúc sẽ ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnh tranh cao như ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm đồ uống… Cách đây 10 năm, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có 1 KCN Kim Hoa, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 9 KCN được Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích là trên 3.000ha. Trong đó có 6 KCN đã đi vào hoạt động và có tỷ lệ lấp đầy cao như KCN Khai Quang 74,1%, KCN Bình Xuyên I đạt 54%, KCN Kim Hoa (giai đoạn 1) đạt 100%, còn lại 5 KCN đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hiện nay cả 9 KCN đã có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, trong đó có 6 doanh nghiệp là nhà đầu tư trong nước và 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Vĩnh Phúc chú trọng quy hoạch các khu cụm công nghiệp, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN; khai thác phát triển KCN ở các vùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho phát triển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững các KCN.
Quy hoạch TP Vĩnh Yên
Quy hoạch chung TP Vĩnh Yên được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt vào tháng 5/1997 và đã được điều chỉnh vào tháng 8/2004 để đáp ứng việc mở rộng đô thị và nhu cầu phát triển các hệ thống hạ tầng mới. Dân số dự báo của TP Vĩnh Yên là 110 nghìn người vào năm 2010 và 150 nghìn người vào năm 2020. Bởi vậy quy hoạch phát triển không gian, các khu ở được phát triển, mở rộng trên cơ sở gắn bó với các khu nhà ở hiện có. Tập trung chủ yếu ở phía nam và đông nam TP. Trung tâm hành chính TP vẫn bố trí tại vị trí hiện tại là P.Tích Sơn. Khu trung tâm hành chính chính trị của tỉnh được giữ nguyên như hiện nay bao gồm khối Tỉnh ủy và các đoàn thể bên Đầm Vạc và khối chính quyền bao gồm trụ sở UBND tỉnh và các sở ban ngành ở khu vực đồi 411, đồi Ga đến đồi Hạnh Phúc. Các khu trung tâm công cộng và dịch vụ đô thị được nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển mới: Chợ Vĩnh Yên nâng cấp thành trung tâm thương mại; Trung tâm Y tế phát triển thành bệnh viện đa khoa; nâng cấp hệ thống các trường đào tạo… KCN hoàn chỉnh và mở rộng KCN hiện có Khai Quang, xây dựng mới KCN ở Lai Sơn; di chuyển các nhà máy nằm xen lẫn trong đô thị. Khai thác và phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên cho mục đích phát triển du lịch. Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển ở xung quanh Đầm Vạc và chùa Hà Tiên. Công viên văn hóa thể dục thể thao xây dựng ở nhánh Đầm Vạc trước trụ sở UBND tỉnh. Công viên thị xã xây dựng ở xung quanh hồ.
Về quy hoạch phát triển hạ tầng, sẽ chuyển đường sắt chạy qua TP xuống phía nam Đầm Vạc để đảm bảo nhu cầu phát triển ổn định của TP phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống đường sắt quốc gia và quốc tế. Xây dựng ga mới tổng hợp hành khách và hàng hóa, quy mô dự kiến có 5 đường đưa đón tàu. Chiều dài ga 1.000 - 1.200m diện tích 15ha. Chuyển QL2 đoạn chạy qua TP xuống phía nam Đầm Vạc song song với đường sắt mới thành hành lang giao thông đối ngoại hoàn chỉnh. Xây dựng đường xuyên Á đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc ở phía bắc TP Vĩnh Yên. Xây dựng bến xe khách phía nam gắn kết với ga đường sắt, đầu mối giao thông phía nam quy mô 3,5ha. QL2 cũ cải tạo mở rộng thành trục chính TPä. Tuyến đường sắt cũ xây dựng thành đường trục chính trung tâm.
Khu vực phố cũ cải tạo hoàn chỉnh hệ thống đường đã có kết hợp xây dựng mới các tuyến đường ra hồ nối tuyến đường bao quanh Đầm Vạc. Khu vực xây dựng mới ở phía bắc QL2 hiện nay sẽ xây dựng mới các tuyến song song với QL2. Kết hợp xây dựng các tuyến hướng tâm tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh, mở rộng mặt cắt đường so với đồ án 1997. Hoàn thành hệ thống công trình phục vụ giao thông, đặc biệt hệ thống điểm đỗ xe.
Với mục tiêu của quy hoạch trên, từng bước xây dựng đô thị Vĩnh Phúc trở thành một thành phố hiện đại, phát triển bền vững. Cung cấp môi trường sống tốt đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo phát triển bền vững đô thị - nông thôn. Hạn chế sự phát triển không trật tự của đô thị, hướng đến hình thành hệ thống đô thị hợp lý. Gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa hai đô thị Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của địa phương.
(Theo Báo Xây Dựng)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet