Vốn ngoại chảy vào BĐS: Mừng ít, lo nhiều?
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) tăng khá cao trong những tháng cuối năm, hứa hẹn sẽ tạo sự phấn khích trên thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy dòng vốn ngoại này vẫn chưa đem lại diện mạo mới cho thị trường Việt Nam.
Mừng một
Thời gian gần đây, nhiều tín hiệu tốt được “nhóm” lên trong lĩnh vực BĐS khiến không ít người vui mừng cho rằng thị trường đã qua “cơn bĩ cực”. Bộ Xây dựng đưa ra thống kê là cả nước hiện có trên 2.500 dự án nhà ở và kinh doanh BĐS khác với diện tích đất khoảng 80.000ha đã và đang triển khai xây dựng.
Hà Nội có trên 800 dự án với diện tích đất khoảng 75.189ha, Tp.HCM có trên 1.400 dự án, Hải Phòng có khoảng 260 dự án, Đà Nẵng có trên 120 dự án.
Tăng trưởng tín dụng đối với kinh doanh BĐS cũng được đảm bảo tương đối ổn định. Tính đến tháng 7/2010, tổng dư nợ cho vay BĐS đạt khoảng 210.770 tỷ đồng, tương đương trên 10 tỷ USD, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Đặc biệt, FDI trong lĩnh vực kinh doanh BĐS tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm phần nào chứng minh được điều đó. Chẳng hạn, Indochina Land công bố đầu tư thêm vào thị trường nhà ở Việt Nam 180,3 triệu USD.
Capitaland Việt Nam cùng với Mitsubishi Estate Asia (MEA) và GIC Real Estate (của Quỹ đầu tư GIC thuộc Chính phủ Singapore) ra mắt liên doanh với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD.
Còn mới đây, Tập đoàn Gamuda Land của Malaysia đã mua lại 60%, tức khoảng 82,7 triệu USD của một dự án do Công ty Đầu tư Bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng làm chủ đầu tư tại Tp.HCM.
Ông Peter Ryder, Giám đốc Điều hành Indochina Capital, cũng cho biết, quỹ đầu tư này cũng đang có kế hoạch mở thêm hai khoản đầu tư khác vào thị trường BĐS Việt Nam, trong đó 190 triệu USD tại Tp.HCM và 533 triệu USD tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Daewon của Hàn Quốc liên doanh với một doanh nghiệp trong nước triển khai một dự án có vốn đầu tư tới 120 triệu USD. Hay một công ty của Slovakia cũng đã lập công ty con tại Việt Nam là Công ty TNHH CZ Slovakia Việt Nam để kinh doanh BĐS, với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết quý III/2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân hơn 8 tỷ USD vào các dự án tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án trong lĩnh vực BĐS vẫn giữ mức khá cao, đạt khoảng 144,9 triệu USD/dự án.
Lo mười
Có thể thấy rằng những con số nêu trên đầy hấp dẫn, song thị trường này luôn biến động khó lường. Nhiều người cho rằng nguồn vốn ngoại chảy vào BĐS là tín hiệu tích cực góp phần “phá băng” thị trường. Tuy nhiên, có một thực tế cần nhìn nhận là dòng vốn ngoại vẫn chưa đem lại diện mạo mới cho thị trường BĐS Việt Nam.
Thực vậy, thời gian qua, tại Tp.HCM, đã có rất nhiều dự án BĐS bị rút giấy phép với nguyên nhân chậm triển khai, hết thời hạn giấy phép, hay do công ty mẹ ở nước ngoài bị phá sản. Hàng loạt các dự án tỷ đôla được cấp phép rầm rộ vài năm gần đây cũng đang im hơi lặng tiếng. Đến nay, chưa có thống kê chính xác về nguồn vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài thực sự dùng vốn của mình đổ vào lĩnh vực BĐS.
Từ đó, các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo về hiện tượng có khá nhiều dự án được công bố với chủ đầu tư là các quỹ đầu tư “mác” ngoại, nhưng đến khi triển khai, lại công bố là vay tiền từ các ngân hàng trong nước. Theo các chuyên gia, các dự án BĐS thương mại chỉ 10% là vốn FDI thật. Vốn đăng ký có tăng lên nhưng nhiều dự án chậm triển khai bởi chủ đầu tư chờ giá đất tăng để bán lại kiếm lời.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tận dụng chính sách của Việt Nam để thu lợi, nhất là trong lĩnh vực BĐS. Họ có thể chỉ cần bỏ ra vài triệu đôla, chủ yếu là chi phí ban đầu, như xây dựng dự án, giải phóng mặt bằng, sau đó sử dụng thương hiệu của mình để huy động vốn của dân, vay ngân hàng triển khai dự án. Nguồn lãi họ thu được từ cách làm này là khá lớn.
Phát biểu trong một cuộc hội thảo gần đây, GS-TS. Hansjorg Herr (Trường Đại học Kinh tế - Luật Berlin) cũng cảnh báo không phải mọi luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều là tích cực. Bởi vì điều này có thể góp phần tạo nên bong bóng thị trường BĐS và làm nền kinh tế mất ổn định.
Thực vậy, hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS đều thừa nhận thực tế này và cho rằng đã đến lúc cần phải xem xét, đánh giá lại việc đầu tư nước ngoài bằng vốn trong nước trong lĩnh vực BĐS. Theo họ, thị trường BĐS mặc dù đã có những bước khởi sắc đáng kể nhưng vẫn còn thiếu tính minh bạch, tình trạng đầu cơ, mua bán “ngầm”, trốn lậu thuế còn phổ biến, giá cả BĐS biến động đột biến so với mức thu nhập...
Như vậy, có thể thấy, những đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc biến các khu đất sình lầy thành các khu đô thị kiểu mới là không thể phủ nhận. Song, câu hỏi về số tiền thực sự trong tổng số gần 40 tỷ USD mà các nhà đầu tư nước ngoài mang vào đầu tư trong lĩnh vực BĐS ở nước ta thời gian qua là bao nhiêu, vẫn cần được giải đáp.
Thời gian gần đây, nhiều tín hiệu tốt được “nhóm” lên trong lĩnh vực BĐS khiến không ít người vui mừng cho rằng thị trường đã qua “cơn bĩ cực”. Bộ Xây dựng đưa ra thống kê là cả nước hiện có trên 2.500 dự án nhà ở và kinh doanh BĐS khác với diện tích đất khoảng 80.000ha đã và đang triển khai xây dựng.
Hà Nội có trên 800 dự án với diện tích đất khoảng 75.189ha, Tp.HCM có trên 1.400 dự án, Hải Phòng có khoảng 260 dự án, Đà Nẵng có trên 120 dự án.
Tăng trưởng tín dụng đối với kinh doanh BĐS cũng được đảm bảo tương đối ổn định. Tính đến tháng 7/2010, tổng dư nợ cho vay BĐS đạt khoảng 210.770 tỷ đồng, tương đương trên 10 tỷ USD, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Vốn FDI vào BĐS chưa tạo ra diện mạo mới |
Đặc biệt, FDI trong lĩnh vực kinh doanh BĐS tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm phần nào chứng minh được điều đó. Chẳng hạn, Indochina Land công bố đầu tư thêm vào thị trường nhà ở Việt Nam 180,3 triệu USD.
Capitaland Việt Nam cùng với Mitsubishi Estate Asia (MEA) và GIC Real Estate (của Quỹ đầu tư GIC thuộc Chính phủ Singapore) ra mắt liên doanh với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD.
Còn mới đây, Tập đoàn Gamuda Land của Malaysia đã mua lại 60%, tức khoảng 82,7 triệu USD của một dự án do Công ty Đầu tư Bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng làm chủ đầu tư tại Tp.HCM.
Ông Peter Ryder, Giám đốc Điều hành Indochina Capital, cũng cho biết, quỹ đầu tư này cũng đang có kế hoạch mở thêm hai khoản đầu tư khác vào thị trường BĐS Việt Nam, trong đó 190 triệu USD tại Tp.HCM và 533 triệu USD tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Daewon của Hàn Quốc liên doanh với một doanh nghiệp trong nước triển khai một dự án có vốn đầu tư tới 120 triệu USD. Hay một công ty của Slovakia cũng đã lập công ty con tại Việt Nam là Công ty TNHH CZ Slovakia Việt Nam để kinh doanh BĐS, với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết quý III/2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân hơn 8 tỷ USD vào các dự án tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án trong lĩnh vực BĐS vẫn giữ mức khá cao, đạt khoảng 144,9 triệu USD/dự án.
Lo mười
Có thể thấy rằng những con số nêu trên đầy hấp dẫn, song thị trường này luôn biến động khó lường. Nhiều người cho rằng nguồn vốn ngoại chảy vào BĐS là tín hiệu tích cực góp phần “phá băng” thị trường. Tuy nhiên, có một thực tế cần nhìn nhận là dòng vốn ngoại vẫn chưa đem lại diện mạo mới cho thị trường BĐS Việt Nam.
Thực vậy, thời gian qua, tại Tp.HCM, đã có rất nhiều dự án BĐS bị rút giấy phép với nguyên nhân chậm triển khai, hết thời hạn giấy phép, hay do công ty mẹ ở nước ngoài bị phá sản. Hàng loạt các dự án tỷ đôla được cấp phép rầm rộ vài năm gần đây cũng đang im hơi lặng tiếng. Đến nay, chưa có thống kê chính xác về nguồn vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài thực sự dùng vốn của mình đổ vào lĩnh vực BĐS.
Từ đó, các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo về hiện tượng có khá nhiều dự án được công bố với chủ đầu tư là các quỹ đầu tư “mác” ngoại, nhưng đến khi triển khai, lại công bố là vay tiền từ các ngân hàng trong nước. Theo các chuyên gia, các dự án BĐS thương mại chỉ 10% là vốn FDI thật. Vốn đăng ký có tăng lên nhưng nhiều dự án chậm triển khai bởi chủ đầu tư chờ giá đất tăng để bán lại kiếm lời.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tận dụng chính sách của Việt Nam để thu lợi, nhất là trong lĩnh vực BĐS. Họ có thể chỉ cần bỏ ra vài triệu đôla, chủ yếu là chi phí ban đầu, như xây dựng dự án, giải phóng mặt bằng, sau đó sử dụng thương hiệu của mình để huy động vốn của dân, vay ngân hàng triển khai dự án. Nguồn lãi họ thu được từ cách làm này là khá lớn.
Phát biểu trong một cuộc hội thảo gần đây, GS-TS. Hansjorg Herr (Trường Đại học Kinh tế - Luật Berlin) cũng cảnh báo không phải mọi luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều là tích cực. Bởi vì điều này có thể góp phần tạo nên bong bóng thị trường BĐS và làm nền kinh tế mất ổn định.
Thực vậy, hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS đều thừa nhận thực tế này và cho rằng đã đến lúc cần phải xem xét, đánh giá lại việc đầu tư nước ngoài bằng vốn trong nước trong lĩnh vực BĐS. Theo họ, thị trường BĐS mặc dù đã có những bước khởi sắc đáng kể nhưng vẫn còn thiếu tính minh bạch, tình trạng đầu cơ, mua bán “ngầm”, trốn lậu thuế còn phổ biến, giá cả BĐS biến động đột biến so với mức thu nhập...
Như vậy, có thể thấy, những đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc biến các khu đất sình lầy thành các khu đô thị kiểu mới là không thể phủ nhận. Song, câu hỏi về số tiền thực sự trong tổng số gần 40 tỷ USD mà các nhà đầu tư nước ngoài mang vào đầu tư trong lĩnh vực BĐS ở nước ta thời gian qua là bao nhiêu, vẫn cần được giải đáp.
(Theo DNSG)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet