Xây nhà khi hàng xóm không hợp tác
Hỏi: Năm 1993, tôi có xây dựng một ngôi nhà cấp bốn để ở. Hiện nay do thời gian xây dựng đã lâu, nhà bị hư hỏng không còn sử dụng được nữa nên tôi phải tháo dỡ để xây dựng lại, và tôi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, xin quý báo cho tôi hỏi là nếu trong quá trình xây dựng nhà mà những hộ gia đình xung quanh gây khó khăn, không hợp tác hoặc kiện đòi bồi thường hư hỏng thì tôi phải làm sao? Tôi có phải chịu trách nhiệm gì không? (Nguyễn Hoàng Vân, quận Thủ Đức, Tp. HCM)
Trả lời:
Theo quy định pháp luật thì công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở là nhà ở riêng lẻ.
Theo thông tư 39/2009/TT-BXD ngày 9.12.2009 của bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ thì xin trả lời với bạn việc phá dỡ công trình xây dựng cũ khi có nhu cầu phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực và kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị phá dỡ công trình phải thực hiện theo phương án phá dỡ đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các công trình liền kề, lân cận; phương án phá dỡ công trình phải thể hiện được các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ; trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho UBND cấp xã và các chủ công trình liền kề, lân cận biết; việc phá dỡ phải được giám sát để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài ra, việc thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng (nếu có); kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.
Hơn nữa, theo quy định pháp luật thì trước khi bạn phá dỡ và xây dựng lại nhà ở thì bạn phải thông báo với các hộ liền kề, lân cận biết và thoả thuận với các chủ công trình đó về việc kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, cân cận. Có thể tự bạn thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp thực hiện việc kiểm tra hiện trạng công trình.
Trong quá trình kiểm tra, bạn có thể ghi hình, đo đạc những vết nứt, lún, nghiêng (nếu có)… và quan trọng là kết quả của việc kiểm tra này phải được sự thống nhất với các chủ công trình liền kề, lân cận, và khi cần thiết có thể có đại diện UBND cấp xã hoặc của đại diện tổ dân phố chứng kiến. Kết quả này có thể thống nhất miệng nhưng tốt nhất nên lập thành văn bản, đây sẽ là căn cứ để giải quyết những tranh chấp xảy ra trong quá trình thi công nhà của bạn.
Nếu những người hàng xóm, chủ công trình liền kề, lân cận không tự mình hoặc cho bạn kiểm tra hiện trạng công trình thì bạn cần báo cáo UBND cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố để yêu cầu các chủ công trình này phối hợp với bạn để kiểm tra. Nếu các chủ công trình liền kề, lân cận vẫn không hợp tác kiểm tra thì bạn vẫn thực hiện việc thi công xây dựng nhà ở. Trong trường hợp này, mọi chứng cứ về hư hỏng công trình liền kề, lân cận do chủ các công trình này đưa ra khi không có sự thống nhất với bạn sẽ không được công nhận khi có tranh chấp xảy ra.
Trả lời:
Theo quy định pháp luật thì công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở là nhà ở riêng lẻ.
Theo thông tư 39/2009/TT-BXD ngày 9.12.2009 của bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ thì xin trả lời với bạn việc phá dỡ công trình xây dựng cũ khi có nhu cầu phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực và kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị phá dỡ công trình phải thực hiện theo phương án phá dỡ đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các công trình liền kề, lân cận; phương án phá dỡ công trình phải thể hiện được các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ; trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho UBND cấp xã và các chủ công trình liền kề, lân cận biết; việc phá dỡ phải được giám sát để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài ra, việc thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng (nếu có); kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.
Hơn nữa, theo quy định pháp luật thì trước khi bạn phá dỡ và xây dựng lại nhà ở thì bạn phải thông báo với các hộ liền kề, lân cận biết và thoả thuận với các chủ công trình đó về việc kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, cân cận. Có thể tự bạn thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp thực hiện việc kiểm tra hiện trạng công trình.
Trong quá trình kiểm tra, bạn có thể ghi hình, đo đạc những vết nứt, lún, nghiêng (nếu có)… và quan trọng là kết quả của việc kiểm tra này phải được sự thống nhất với các chủ công trình liền kề, lân cận, và khi cần thiết có thể có đại diện UBND cấp xã hoặc của đại diện tổ dân phố chứng kiến. Kết quả này có thể thống nhất miệng nhưng tốt nhất nên lập thành văn bản, đây sẽ là căn cứ để giải quyết những tranh chấp xảy ra trong quá trình thi công nhà của bạn.
Nếu những người hàng xóm, chủ công trình liền kề, lân cận không tự mình hoặc cho bạn kiểm tra hiện trạng công trình thì bạn cần báo cáo UBND cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố để yêu cầu các chủ công trình này phối hợp với bạn để kiểm tra. Nếu các chủ công trình liền kề, lân cận vẫn không hợp tác kiểm tra thì bạn vẫn thực hiện việc thi công xây dựng nhà ở. Trong trường hợp này, mọi chứng cứ về hư hỏng công trình liền kề, lân cận do chủ các công trình này đưa ra khi không có sự thống nhất với bạn sẽ không được công nhận khi có tranh chấp xảy ra.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet