Phần Tướng là những cấu trúc thuộc về xây dựng, trang trí tạo nên dáng vẻ bề ngoài của ngôi nhà, còn phần Số là các phép tính toán liên quan đến hướng, mệnh trạch tương phối với gia chủ cũng như các kích thước xây cất.

Có thể ngôi nhà có Tướng (hình thức) đẹp, kết cấu vững chắc, vật liệu đắt tiền nhưng không phù hợp với đặc tính cuộc sống của gia chủ, không hài hòa cảnh quan chung quanh, sai phương vị và các kích thước (như vị trí đặt bếp, kích thước cửa...) thì chỉ được Tướng mà hỏng Số.

Ngược lại phần Số có tính toán chi ly mà không đủ điều kiện xây dựng hoàn thiện, làm sai kỹ thuật hoặc vật liệu thiếu tính bền vững thì phần tướng cũng không ổn, từ đó kéo theo Trường Khí ngôi nhà suy vong.


Ta có thể thấy rất nhiều công trình kiến trúc cổ có sự quan tâm bố trí phong thủy khá chuẩn mực nhưng do các tác động của môi trường, lịch sử và con người khiến trở thành phế tích, thì cũng không thể sử dụng được nếu không cải tạo tích cực. Tất nhiên, cải tạo như thế nào còn phải căn cứ vào quan điểm bảo tồn tôn tạo. Mục đích - đối tượng sử dụng hiện tại và tương lai chắc chắn khác với quá khứ (hình 1) không thể khiên cưỡng đập bỏ hay sơn phết lòe loẹt như một số nơi đã làm thiếu trân trọng đối với kiến trúc truyền thống.

Trở lại việc bố trí ngôi nhà ở theo tướng số, nhà chuyên môn và gia chủ phải cụ thể hóa được các tính toán và bố trí phong thủy theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: cần một tấm bình phong để ngăn Trực Xung, thế là mua bình phong về đặt. Nhưng bình phong kích thước ra sao, chất liệu gì, màu sắc thế nào, đặt sao cho hài hòa với bao cảnh và thực tế sử dụng là cả một nghệ thuật, cần đến những người có chuyên môn.

Thực tế tại các nước phát triển và coi trọng phong thủy như Singapore hay Nhật Bản, trong các công ty xây dựng – trang trí  nội thất đều có chuyên gia về phong thủy hoặc nhà thiết kế giỏi phong thủy cùng tư vấn – sáng tạo trong suốt quá trình thiết kế và thực hiện công trình. Điều đó giúp giảm thiểu những sai sót về chuyên môn và lầm lẫn về phong thủy, đồng thời giúp gia chủ không bị tình trạng “lắm thầy nhiều ma”. Cần chú ý từng trường hợp khác nhau như sau:


- Nhà ống hẹp: cần tránh các hình thức trang trí cầu kỳ và ngăn chia nhiều khiến nhà đã hẹp càng hẹp hơn. Sử dụng các giải pháp che chắn bằng đồ vật linh hoạt để giúp thế di chuyển thẳng tuột trở nên mềm mại (Khúc Tắc) ngăn gió hút và tầm nhìn xuyên suốt (hình 2).


- Căn hộ chung cư: Các bài trí phong thủy tập trung vào những giải pháp nội thất, giảm thiểu tác động lên kết cấu. Các vấn đề về Phương Vị – Tọa Hướng cũng có thể đã bị cố định (và gia chủ phải quyết từ đầu trước khi chọn mua căn hộ rồi) nên bài trí phong thủy sẽ nghiêng về đồ nội thất nhiều hơn (hình 3).

 
Nhà cải tạo: phần hình thế thường phức tạp hoặc không còn phù hợp nhu cầu hiện tại. Vì thế phải xác định cải tạo về Thế quan trọng hơn về Hình, ví dụ như nhà cũ thiếu thông thoáng, cải tạo xong phải khá hơn.

- Nhà vườn: Bố cục theo phong thủy thường được tự do thoải mái hơn nhà phố nên lại càng cần sự tiết chế, tránh tạo nên các hình thế phức tạp hoặc quá ôm đồm nhiều yếu tố mà quên mất sự hòa hợp thiên nhiên chung quanh là quan trọng nhất (hình 4).

Theo Thanh Nien

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME