Hà Nội: Sẽ sớm xử lý những dự án chậm trễ tại Mê Linh
Vừa qua, báo chí đã đồng loạt "điểm danh" những dự án "ì ạch" tại huyện Mê Linh (Hà Nội). Ông Hà Huy Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong thời gian tới Huyện sẽ yêu cầu các chủ đầu tư phải chốt tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai dự án.
>>"Siêu đô thị" Mê Linh: Hoang vu đến...rợn người
Trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có khoảng 50 dự án bất động sản lớn với quy mô từ 10 ha cho đến cả 100 ha. Tuy nhiên, sau nhiều năm giao đất, hầu hết các dự án tại đây đều đang bị bỏ hoang hóa. Nhìn hàng trăm ha đất trồng hoa, trồng lúa sau khi được chủ đầu tư thu hồi đã trở thành bãi cỏ dại nhiều người không khỏi xót xa.
Trao đổi với PV về nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án, ông Hà Huy Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, hiện trên địa bàn huyện gần 50 dự án bất động sản. Hầu hết các dự án này đều được phê duyệt theo quyết định của tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), Hà Nội chưa quyết định một dự án nào.
Trước trào lưu, xu hướng muốn kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện các nhà đầu tư vào địa bàn huyện Mê Linh, Chính phủ đã quyết định phê duyệt chiến lược riêng phát triển huyện Mê Linh trở thành đô thị trung tâm. Do vậy, hầu hết đất đai tại khu vực này hiện đã có chủ.
Trong đợt rà soát từ cuối năm ngoái, UBND TP Hà Nội đã cho phép 8 dự án đô thị/50 dự án được triển khai ngay. Đây đều là những dự án nhỏ, đủ thủ tục. Còn lại, tất cả các dự án lớn đều phải chờ để điều chỉnh quy hoạch. Đến thời điểm này, quy hoạch chung đã được thông qua, hiện nay thành phố chỉ đạo các Sở ban ngành làm quy hoạch phân khu N1, N2 cộng với 1 quy hoạch vành đai xanh (GN).
Trong đó, tất cả các đô thị này nằm trong phân khu N1, hiện nay các dự án đang phải chờ song hành phê duyệt phân khu N1. Nhiều khả năng trong tháng 8, Thành phố sẽ đề nghị lập quy hoạch 1/500 cho các dự án. Căn cứ vào đó, mới biết được dự án nào sẽ được triển khai tiếp.
Theo ông Quang, trước thực trạng dự án bị bỏ hoang, gây bức xúc dư luận, Huyện rất muốn xử lý song còn nhiều vướng mắc. Trước mắt, Huyện chỉ có thể yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, đôn đốc, rà soát tiến độ dự án. Huyện sẽ mời các doanh nghiệp đến, đề nghị họ chốt tiến độ những việc giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai dự án. Sau đó, tổng hợp báo cáo thành phố, nếu dự án triển khai quá chậm so với thời hạn thành phố cấp phép thì đề xuất Thành phố xử lý.
Trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có khoảng 50 dự án bất động sản lớn với quy mô từ 10 ha cho đến cả 100 ha. Tuy nhiên, sau nhiều năm giao đất, hầu hết các dự án tại đây đều đang bị bỏ hoang hóa. Nhìn hàng trăm ha đất trồng hoa, trồng lúa sau khi được chủ đầu tư thu hồi đã trở thành bãi cỏ dại nhiều người không khỏi xót xa.
Trao đổi với PV về nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án, ông Hà Huy Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, hiện trên địa bàn huyện gần 50 dự án bất động sản. Hầu hết các dự án này đều được phê duyệt theo quyết định của tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), Hà Nội chưa quyết định một dự án nào.
Trước trào lưu, xu hướng muốn kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện các nhà đầu tư vào địa bàn huyện Mê Linh, Chính phủ đã quyết định phê duyệt chiến lược riêng phát triển huyện Mê Linh trở thành đô thị trung tâm. Do vậy, hầu hết đất đai tại khu vực này hiện đã có chủ.
Trong đợt rà soát từ cuối năm ngoái, UBND TP Hà Nội đã cho phép 8 dự án đô thị/50 dự án được triển khai ngay. Đây đều là những dự án nhỏ, đủ thủ tục. Còn lại, tất cả các dự án lớn đều phải chờ để điều chỉnh quy hoạch. Đến thời điểm này, quy hoạch chung đã được thông qua, hiện nay thành phố chỉ đạo các Sở ban ngành làm quy hoạch phân khu N1, N2 cộng với 1 quy hoạch vành đai xanh (GN).
Trong đó, tất cả các đô thị này nằm trong phân khu N1, hiện nay các dự án đang phải chờ song hành phê duyệt phân khu N1. Nhiều khả năng trong tháng 8, Thành phố sẽ đề nghị lập quy hoạch 1/500 cho các dự án. Căn cứ vào đó, mới biết được dự án nào sẽ được triển khai tiếp.
Theo ông Quang, trước thực trạng dự án bị bỏ hoang, gây bức xúc dư luận, Huyện rất muốn xử lý song còn nhiều vướng mắc. Trước mắt, Huyện chỉ có thể yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, đôn đốc, rà soát tiến độ dự án. Huyện sẽ mời các doanh nghiệp đến, đề nghị họ chốt tiến độ những việc giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai dự án. Sau đó, tổng hợp báo cáo thành phố, nếu dự án triển khai quá chậm so với thời hạn thành phố cấp phép thì đề xuất Thành phố xử lý.
(Theo VnMedia)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet