Indonesia quan tâm đến biện pháp kiềm chế BĐS
Với nỗ lực để giảm lạm phát và tăng cường đồng rupiah yếu kém, ngân hàng trung ương Indonesia đã có kế hoạch thực hiện các biện pháp mới nhằm giải quyết vấn đề giá nhà tăng cao và tình trạng thiếu đôla Mỹ.
Theo Thống đốc Ngân hàng Indonesia Agus Martowardojo, lạm phát đang tiệm cận trên với mức dự báo từ 7,2% - 7,8% cho năm 2013. Như vậy, ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các biện pháp nếu mức tăng giá đạt đến cấp độ đó.
Trong tháng Sáu, ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chính thức lần đầu tiên kể từ năm 2011 trước khi diễn ra việc tăng giá nhiên liệu bao cấp. Tại cuộc họp hàng tháng trong tuần này, ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tăng lãi suất chính lên 6,25%, theo ý kiến thăm dò của 13/19 chuyên gia kinh tế của Bloomberg News, trong khi có 3 người dự báo lãi suất tăng nửa điểm, còn những người còn lại cho rằng sẽ không có gì thay đổi.
Ông Martowardojo cho biết: “Ngân hàng sẽ xây dựng một tổ hợp chính sách vì chúng tôi thấy rằng tác động của giá nhiên liệu lớn hơn chúng tôi nghĩ. Chúng tôi có thể đối phó với quy luật BĐS và sẽ cung cấp thêm ngoại hối trên thị trường.”
Tính đến 14/7, 1 USD ăn 9.965 rupiah, theo giá từ các ngân hàng địa phương. Đồng rupiah đã giảm hơn 5% trong 12 tháng qua, nếu không muốn nói là đồng tiền yếu nhất sau đồng Yên Nhật và rupee Ấn Độ trong số 11 đồng tiền Châu Á mà Bloomberg theo dõi.
Andy Ji, một chiến lược gia tiền tệ tại Ngân hàng Liên bang Úc có trụ sở tại Singapore cho biết, ngân hàng trung ương Indonesia sẽ giữ tỷ giá hối đoái không vượt quá 10.000 rupiah ăn 1 USD.
Hồi tháng Năm, phó thống đốc ngân hàng Indonesia đã tuyên bố họ đang quan tâm đến các quy định cứng rắn hơn về tỷ suất giá trị vay đối với BĐS ở những khu vực tăng trưởng quá nhanh về nhu cầu.
NT (Lược dịch)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet