Khung giá đất đô thị chỉ bằng 30-60% giá thị trường
Ông Nguyễn Minh Quang- Bộ trưởng TN-MT vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng báo cáo các ĐBQH bằng văn bản về tình hình quản lý, sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 trên phạm vi cả nước.
Trong bản báo cáo của Chính phủ đề cập khá nhiều nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có vấn đề giá đất. Theo đó, đối với đất đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Tp.HCM) và các đô thị còn lại (III, IV, V), Chính phủ cho hay vẫn giữ nguyên mức giá đất ở tối đa 81 triệu đồng/m2 như năm 2011 và chỉ điều chỉnh giá đất ở cục bộ tại một số tuyến đường, đoạn đường; mức giá này chỉ bằng khoảng 30 - 60% giá đất ở tương ứng về vị trí trên thị trường. Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp phần lớn các tỉnh quy định bằng khoảng 55 - 80% mức giá đất ở.
Chính phủ cho biết một số tỉnh chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Bảng giá đất ban hành trong các năm trước đây, như khu vực áp dụng một mức giá quá rộng với biên độ chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất quá lớn (thực chất cũng là khung giá), mức giá đất xác định theo khoảng hệ số mà khoảng này có biên độ chênh lệch quá lớn… nên dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện khi áp giá đất trong những trường hợp cụ thể. Tồn tại khác là mức giá đất ở trong khung giá đất do Chính phủ quy định lạc hậu so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường nhưng chưa được điều chỉnh cho phù hợp…
Trong báo cáo, Chính phủ nhấn mạnh các nhóm giải pháp sẽ thực hiện từ nay đến hết năm 2012 trong quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai. Ngoài việc sửa luật Đất đai vào kỳ họp QH tới, sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thành thống kê đất đai năm 2012; kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai Chỉ thị số 1474 của Thủ tướng về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Ngoài ra một giải pháp đáng chú ý khác là triển khai xây dựng và ban hành bảng giá đất năm 2013 đúng quy định của pháp luật về đất đai; nghiên cứu thí điểm xây dựng bản đồ giá đất; tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra trong việc thực hiện cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo đúng theo quy định tại Nghị định số 69/2009 của Chính phủ.
Đường Nguyễn Huệ có giá đất được định cao nhất Tp.HCM năm 2012 cũng chỉ 81 triệu đồng/m2, thấp hơn rất nhiều giá thị trường - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Chính phủ cho biết một số tỉnh chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Bảng giá đất ban hành trong các năm trước đây, như khu vực áp dụng một mức giá quá rộng với biên độ chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất quá lớn (thực chất cũng là khung giá), mức giá đất xác định theo khoảng hệ số mà khoảng này có biên độ chênh lệch quá lớn… nên dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện khi áp giá đất trong những trường hợp cụ thể. Tồn tại khác là mức giá đất ở trong khung giá đất do Chính phủ quy định lạc hậu so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường nhưng chưa được điều chỉnh cho phù hợp…
Trong báo cáo, Chính phủ nhấn mạnh các nhóm giải pháp sẽ thực hiện từ nay đến hết năm 2012 trong quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai. Ngoài việc sửa luật Đất đai vào kỳ họp QH tới, sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thành thống kê đất đai năm 2012; kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai Chỉ thị số 1474 của Thủ tướng về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Ngoài ra một giải pháp đáng chú ý khác là triển khai xây dựng và ban hành bảng giá đất năm 2013 đúng quy định của pháp luật về đất đai; nghiên cứu thí điểm xây dựng bản đồ giá đất; tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra trong việc thực hiện cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo đúng theo quy định tại Nghị định số 69/2009 của Chính phủ.
(Theo Thanh niên)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet