Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ động thổ
Người xưa thường quan niệm, những nơi như nhà ở hay công xưởng, cửa hàng buôn bán đều có công thần thổ địa coi giữ. Vì thế, bất cứ khi nào có việc động chạm đến đất đai nhà cửa như đào móng, sửa sang cơi nới tức là động đến long mạch, đến công thần thổ địa nơi đó. Cho nên trước khi làm việc gì, người ta thường dâng lễ cúng các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị phù hộ độ trì cho mọi điều được may mắn.
Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành, người bán hàng thì buôn may bán đắt, tránh khỏi mọi tai bay vạ gió thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt, tránh ngày xấu và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ cúng động thổ hay còn gọi là lễ cúng Thần Đất, cúng khởi công để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.
Trong trường hợp tuổi của khách hàng không phù hợp để xây dựng vào năm hiện tại, nhưng nhu cầu ở là cấp thiết, thì có thể tiến hành thủ tục mượn tuổi.
Trước tiên tìm người hợp tuổi, nếu được nên là những người đứng tuổi, thọ, phúc lộc dồi dào, con cháu đông, sau đó tiến hành thủ tục mượn tuổi. Tuy nhiên cần nhớ rằng, việc mượn tuổi để xây nhà là một biện pháp thiên nhiều về tâm lý, mọi chuyện tốt xấu sẽ vẫn xảy ra với chủ nhà chứ không phải vì mượn tuổi mà xảy ra với người kia.
Ngoài ra, thời điểm khởi công còn phụ thuộc nhiều vào tiết khí và trạch mệnh tức giờ, ngày, tháng khởi công. Nếu chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều.
Đặc biệt, những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hòang Ốc thì không nên làm nhà và phải mượn tuổi như đã nói ở trên. Khi bắt đầu khấn và lúc làm lễ động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất lễ động thổ xong, mới trở về.
Những lễ vật cần khi cúng động thổ
Thứ hai, sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã…
Cụ thể cần chuẩn bị như sau:
- Một con gà luộc (Nên chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng)
- Ba quả trứng luộc
- Ba con tôm luộc
- Một miếng thịt lợn luộc
- Một chén gạo
- Một chén muối
- Ba ly nước trà
- Một cốc rượu trắng
- Hai cây đèn cầy
- Một dĩa ngũ quả
- Một bình hoa, nên chọn hoa cúc
- Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã
- Một bó nhang
Cuối cùng, khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.
Các cụ thường khuyên con cháu rằng "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", vì vậy khi tiến hành xây dựng hay sửa sang hay xây dựng nhà cửa chúng ta cần chuẩn bị lễ cúng thần công thổ địa để mọi việc diễn ra suôn sẻ, cuộc sống gia đình sau này yên ấm, hạnh phúc và phát tài phát lộc.
Gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn sau: Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại vương Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài định phúc Táo quân Các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet